Multimedia Đọc Báo in

Đắk Lắk có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

15:28, 16/08/2022

Theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đắk Lắk vừa có thêm 2 Di sản phi vật thể quốc gia được đưa vào danh mục là Ngữ văn dân gian “Lời nói vần của người Êđê” (huyện Cư M’gar) và Tập quán xã hội và tín ngưỡng “Lễ mừng thọ của người M’nông” (huyện Lắk).

Lời nói vần, tiếng Êđê gọi là “Klei duê”; “Klei” có nghĩa là lời nói, “Duê” có nghĩa là nối kết. Klei duê là lời nói có sự nối kết với nhau bằng các âm tiết cùng vần hoặc bằng từ có các âm tiết tương đồng. Trong đời sống đồng bào Êđê, lời nói vần chiếm một vị trí đặc biệt, với những câu chữ ngắn dài được nối kết với nhau một cách hợp lý bằng vần điệu khá nhuần nhuyễn và sinh động, có lợi ích thiết thực cho việc trao đổi thông tin, giao tiếp, giúp cho người nghe có thể tiếp thu nhanh chóng và nhớ lâu. 

Nghệ nhân Y Wang Hwing buôn Triă, huyện Cư M'gar (bìa trái), người am hiểu và biết trình diễn lời nói vần.

Lễ mừng thọ của người M’nông thường tổ chức vào tháng 1 đến 2 dương lịch hằng năm, là phong tục truyền thống, con cái trong gia đình sẽ tổ chức lễ mừng thọ, nhằm thể hiện sự biết ơn công lao đã sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ. 

Với 2 di sản vừa được công bố, cùng Khan (Sử thi Êđê), hiện tại Đắk Lắk đã có 3 Di sản phi vật thể quốc gia. 

Bình Minh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.