Multimedia Đọc Báo in

Giới thiệu văn hóa của người Việt xưa qua Triển lãm “Tranh dân gian Việt Nam”

20:25, 19/01/2024

Từ ngày 19/1 đến 20/3, tại Bảo tàng Đắk Lắk, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Đắk Lắk tổ chức giới thiệu Triển lãm “Tranh dân gian Việt Nam”.

Đây là sự kiện văn hóa chào Xuân Giáp Thìn 2024 và hướng tới chào mừng 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2024).

Triển lãm trưng bày 69 bức tranh thuộc các dòng tranh dân gian chính: tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh Hàng Trống (Hà Nội), tranh Kim Hoàng (Hà Tây cũ), tranh thờ cổ được Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam sưu tầm được từ đền Độc Lôi (Nghệ An), từ xã Vũ Di (tỉnh Vĩnh Phúc) và một số tỉnh miền núi Bắc Bộ.

Đại biểu, du khách tham quan Triển lãm “Tranh dân gian Việt Nam”.

Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Nguyễn Anh Minh cho biết, tranh dân gian Việt Nam là loại tranh trường tồn cùng lịch sử, không trau truốt cầu kỳ nhưng mang đậm tinh thần dân tộc.

Tranh dân gian Việt Nam khai thác nhiều đề tài đa dạng bằng những hình ảnh biểu tượng dân dã, gần gũi nhưng lại chứa đựng những thông điệp đầy tính nhân văn, phản ánh đời sống bình dị của người lao động và những ước mơ, khát vọng cuộc sống tốt đẹp hơn dưới những góc nhìn hóm hỉnh mà sâu sắc.

Du khách trải nghiệm làm tranh Đông Hồ.

Dù được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng tranh dân gian Việt Nam luôn hướng đến đời sống tinh thần, đề cao cái đẹp, đạo lý làm người, mang giá trị nhân văn cao cả, giáo dục con người những phẩm chất tốt đẹp: Chân – Thiện – Mỹ trong cuộc sống.

Tại triển lãm, công chúng, du khách đã được trải nghiệm làm tranh Đông Hồ với hai tác phẩm nổi tiếng Vinh hoa và Phú Quý. 

Mai Sao


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.