Multimedia Đọc Báo in

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, quản lý thuốc điều trị COVID-19

18:40, 25/03/2022

Ngày 24/3, UBND tỉnh ban hành công văn số 2284/UBND-KGVX gửi Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, Sở Y tế, Sở Công Thương, Công an tỉnh, Cục quản lý thị trường Đắk Lắk và UBND các huyện, thị xã, thành phố yêu cầu tăng cường thanh tra, kiểm tra, quản lý thuốc điều trị COVID-19.

Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tăng cường tuyên truyền, phổ biến, tập huấn quy định pháp luật và hướng dẫn của Bộ Y tế về mua, bán, sử dụng thuốc điều trị COVID-19; lấy mẫu kiểm nghiệm để kiểm tra chất lượng thuốc; tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động mua, bán thuốc điều trị COVID-19 tại các cơ sở kinh doanh dược theo nội dung tại Công văn số 976/BYT-QLD ngày 01/3/2022 của Bộ Y tế. Đồng thời chỉ đạo các cơ sở kinh doanh dược tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật trong mua, bán thuốc nói chung và thuốc điều trị COVID-19 nói riêng; niêm yết giá và bán theo đúng giá thuốc đã niêm yết, kê khai; hướng dẫn đầy đủ cho người dân về sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn; thực hiện đầy đủ các yêu cầu thực hành tốt thuốc trong kinh doanh dược (GSP, GDP, GPP) và các quy định khác trong kinh doanh dược.

Người dân mua thuốc điều trị COVID-19 tại nhà thuốc. (Ảnh minh họa)
Người dân mua thuốc điều trị COVID-19 tại nhà thuốc. (Ảnh minh họa)

UBND tỉnh đề nghị Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, Cục Quản lý thị trường Đắk Lắk; Công an tỉnh, Sở Công Thương và UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo tăng cường thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện, ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong sản xuất, kinh doanh thuốc điều trị COVID-19, các hoạt động mua, bán thuốc điều trị COVID-19 tại các địa điểm kinh doanh không được cấp phép theo quy định hoặc trên các nền tảng mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến khác, các  hoạt động mua, bán thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Kim Oanh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.