Multimedia Đọc Báo in

Hội thảo về mô hình điển hình chăm lo cho lao động nữ thông qua đối thoại tại nơi làm việc

15:18, 19/07/2022

Sáng 19/7, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và LĐLĐ tỉnh đã phối hợp tổ chức Hội thảo tìm hiểu về mô hình điển hình chăm lo cho lao động nữ thông qua đối thoại tại nơi làm việc.

Tham dự hội thảo có đồng chí Đỗ Hồng Vân, Quyền Trưởng Ban nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam; Nguyễn Thị Lý, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh; lãnh đạo các công đoàn ngành, công đoàn cấp trên cơ sở.

gfhgh
Đồng chí Đỗ Hồng Vân, Quyền Trưởng Ban nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu ý kiến tại hội thảo.

Tại hội thảo, các đại biểu đã được tìm hiểu mô hình điển hình chăm lo cho lao động nữ thông qua đối thoại tại nơi làm việc của CĐCS Công ty Cổ phần Cao su Đắk Lắk.

Các đại biểu cũng đã thảo luận, trao đổi các nội dung: thực trạng thực hiện quyền của lao động nữ trong doanh nghiệp hiện nay; những chính sách doanh nghiệp đang áp dụng nhằm chăm lo tốt hơn quyền của lao động nữ; vai trò của ban nữ công quần chúng và CĐCS, công đoàn cấp trên cơ sở trong quá trình đối thoại với người sử dụng lao động; những nội dung công đoàn đưa ra đối thoại với người sử dụng lao động nhằm cải thiện và chăm lo tốt hơn cho lao động nữ tại đơn vị; các bước tiến hành đối thoại; những kinh nghiệm, cách làm hay trong quá trình đối thoại, đàm phán…

hfghgh
Phó Chủ tịch, Trưởng Ban Nữ công CĐCS Công ty Cổ phần Cao su Đắk Lắk Bùi Thị Ngọc Linh trình bày tham luận về chăm lo cho lao động nữ thông qua đối thoại tại nơi làm việc.

Phát biểu tại hội thảo, Quyền Trưởng Ban nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam Đỗ Hồng Vân nhấn mạnh: Cuộc cách mạng công 4.0 đang tác động lớn đến người lao động, đặc biệt là lao động nữ phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm, giảm thu nhập. Điều này đòi hỏi người lao động phải nâng cao tay nghề, trình độ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc. Đồng thời, tổ chức công đoàn cũng cần có những biện pháp hữu hiệu hỗ trợ người lao động rèn luyện, nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng tay nghề cũng như đàm phán với người sử dụng lao động có những chính sách hỗ trợ cho lao động nữ.

hfghfgh
Chủ tịch Công đoàn Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Anh Hùng chia sẻ về vai trò của công đoàn trong công tác bảo vệ quyền cho lao động nữ.

Thông qua hội thảo, Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam nắm bắt, đánh giá vai trò của ban nữ công quần chúng và CĐCS trong công tác chăm lo, bảo vệ quyền của lao động nữ; thực trạng thực hiện chế độ, chính sách cho lao động nữ tại các đơn vị; những nội dung, cách làm hay, hiệu quả và khó khăn khi công đoàn đối thoại với người sử dụng lao động. Qua đó, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối với lao động nữ và xây dựng, nhân rộng mô hình điểm chăm lo, bảo vệ quyền cho lao động nữ, nâng cao vị thế của công đoàn tại đơn vị, doanh nghiệp.

Nguyễn Xuân


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.