Multimedia Đọc Báo in

Bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức phục vụ lễ hội

18:14, 24/02/2023

Ngày 24/2, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn, tổ chức Lớp bồi dưỡng kỹ năng phục vụ lễ hội và phổ biến nội dung Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 (Lễ hội).

Lớp bồi dưỡng có sự tham gia của gần 200 học viên là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang công tác tại các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị liên quan; Phòng Văn hóa, Thông tin các huyện, thị xã thành phố trong tỉnh; Hiệp hội Du lịch Đắk Lắk; các hướng dẫn viên du lịch, lễ tân, người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận tải khách du lịch, xe taxi... đang công tác tại các đơn vị kinh doanh lưu trú du lịch, lữ hành, dịch vụ du lịch...

Các đại biểu tham dự Lớp bồi dưỡng.

Trong hai ngày (24-25/2), các học viên được phổ biến kỹ năng đón tiếp và nghiệp vụ phục vụ Lễ hội như: kỹ năng, phương tiện giao tiếp, công tác theo dõi, nắm bắt thông tin du khách tham gia Lễ hội; nghi thức đón tiếp khách tại khách sạn và tại các điểm đón nhằm đón tiếp và hướng dẫn du khách ăn, nghỉ, đi lại hợp lý; quy trình phục vụ khách trong lễ hội, sự kiện; giải quyết sự cố phát sinh khi tổ chức lễ hội, sự kiện…

Giảng viên phổ biến nội dung tại lớp bồi dưỡng.

Lớp bồi dưỡng nhằm trang bị cho học viên các kiến thức, kỹ năng đón tiếp, phục vụ đại biểu và du khách trong suốt thời gian diễn ra Lễ hội; đảm bảo tính thống nhất về nội dung tuyên truyền, giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước khi đến tham quan, du lịch tại tỉnh.

Ngoài ra, Ban tổ chức cũng phổ biến các nội dung, hoạt động chính của Lễ hội. Theo đó, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 với chủ đề “Buôn Ma Thuột – Điểm đến của cà phê thế giới” sẽ chính thức diễn ra từ ngày 10/3 đến 14/3 tại TP. Buôn Ma Thuột và một số địa phương trên địa bàn tỉnh với 18 hoạt động chính; trong đó có thêm nhiều hoạt động mới, khác biệt so với 7 lần tổ chức trước đây như: biểu diễn vở ca kịch “Khát vọng Dam Săn”, Triển lãm Ảnh nghệ thuật với chủ đề “Văn hóa cà phê Việt Nam – hành trình kiến tạo văn hóa thế giới”; tổ chức các tour du lịch trải nghiệm, khám phá các sản phẩm du lịch mới...

Mai Sao


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.