Multimedia Đọc Báo in

Công nhận 273 giáo viên dạy giỏi THPT cấp tỉnh

07:06, 20/02/2023

Chiều 19/2, tại Trường THPT Chuyên Nguyễn Du, Sở GD-ĐT đã tổ chức bế mạc Hội thi giáo viên dạy giỏi THPT cấp tỉnh năm học 2022 - 2023.

Hội thi được tổ chức trong 5 ngày (từ ngày 14 - 19/2) với sự tham gia của 304 giáo viên đến từ 62 trường THPT, trường phổ thông nhiều cấp học, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên. Các giáo viên dự thi 14 môn gồm: Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý, Kinh tế - Pháp luật, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng - An ninh. 

Các giáo viên nhận Chứng nhận giáo viên dạy giỏi
Các giáo viên môn Toán nhận Chứng nhận danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm học 2022 - 2023

Các giáo viên đã tham gia thực hành 1 tiết dạy thực tế và trình bày một biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của cá nhân tại cơ sở giáo dục, nơi giáo viên đang làm việc.

giải Nhất toàn đoàn thuộc về Trường THCS và THPT Đông Du (TP. Buôn Ma Thuột), giải Nhì thuộc về Trường THPT Chuyên Nguyễn Du (TP. Buôn Ma Thuột), giải Ba thuộc về Trường THPT Ea Rốk (huyện Ea Súp);
Đại diện các Trường THCS và THPT Đông Du, Trường THPT Chuyên Nguyễn Du, Trường THPT Ea Rốk nhận Cờ thi đua toàn đoàn

Ban tổ chức đã trao Cờ thi đua toàn đoàn cho 3 tập thể gồm giải Nhất toàn đoàn thuộc về Trường THCS và THPT Đông Du (TP. Buôn Ma Thuột), giải Nhì thuộc về Trường THPT Chuyên Nguyễn Du (TP. Buôn Ma Thuột), giải Ba thuộc về Trường THPT Ea Rốk (huyện Ea Súp); trao Giấy khen tặng 67 cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong Hội thi (13 giải Nhất; 21 giải Nhì; 33 giải Ba). Ban tổ chức cũng trao Chứng nhận danh hiệu "Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh" cho 273 giáo viên, chiếm 89,8% tổng số giáo viên dự thi.

Thanh Hường


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.