Multimedia Đọc Báo in

Trường Đại học Luật Hà Nội – Phân hiệu tại tỉnh Đắk Lắk: Bế giảng và trao bằng tốt nghiệp cho 57 học viên

16:54, 08/02/2023

Ngày 8/2, Trường Đại học Luật Hà Nội – Phân hiệu tại tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ bế giảng lớp Cao học Luật khóa 28 và lớp Văn bằng Đại học thứ 2 khóa 5 hình thức vừa làm vừa học.

Lớp Cao học Luật khóa 28 (cao học) gồm có 18 học viên trúng tuyển và tham gia học tập tại Trường Đại học Luật Hà Nội – Phân hiệu tại tỉnh Đắk Lắk. Đến cuối khóa học, có 16 học viên đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp; trong đó có 8 học viên xếp loại Giỏi, 8 học viên xếp loại Khá.

Lớp Văn bằng Đại học thứ 2 khóa 5 ( văn bằng 2) hình thức vừa làm vừa học có 51 học viên tham gia nhập học. Đến cuối khóa học, có 41 học viên đủ điều kiện xét tốt nghiệp đợt 1; trong đó có 10 học viên xếp loại Giỏi, 31 học viên xếp loại Khá.

h
Các đại biểu tham dự lễ bế giảng.

Phát biểu tại Lễ bế giảng, TS. Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội gửi lời chúc mừng và cảm ơn đến các học viên, giảng viên, cán bộ nhà trường cùng các đơn vị góp sức làm nên thành công của các lớp học. Đồng thời mong muốn các học viên tiếp tục nỗ lực học hỏi, nâng cao trình độ, phát huy khả năng, lan toả triết lý đào tạo của nhà trường. TS. Đoàn Trung Kiên nhấn mạnh, sự trưởng thành, thành đạt của các học viên là sự tri ân sâu sắc nhất nhất đối với nhà trường.

h
Học viên lớp Cao học nhận bằng tốt nghiệp tại lễ bế giảng.

Tại buổi lễ, lãnh đạo Trường Đại học Luật Hà Nội đã trao bằng Thạc sĩ cho 16 học viên lớp Cao học; trao bằng Cử nhân Luật cho 41 học viên lớp Văn bằng 2.

h
Học viên lớp Văn bằng Đại học thứ 2 khóa 5 hình thức vừa làm vừa học nhận Giấy khen có thành tích tốt trong học tập toàn khóa.

Dịp này, 5 học viên lớp Văn bằng 2 và 2 học viên lớp Cao học cũng đã được tặng Giấy khen vì có thành tích tốt trong học tập toàn khóa.

Huyền Diệu


Ý kiến bạn đọc


(Video) Huyện Krông Pắc: Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức, thúc đẩy bình đẳng giới
Tại huyện Krông Pắc, Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” được triển khai đã tác động tích cực đến đời sống, nâng cao nhận thức, thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” của phụ nữ nói riêng và người dân trong cộng đồng nói chung.