Multimedia Đọc Báo in

Giữ nghề rèn Nùng An

08:58, 22/10/2023

Từ xã Phúc Sen (huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng) lên lập nghiệp trên quê hương mới, người Nùng An ở xã Ea Wy (huyện Ea H’leo) vẫn cố gắng gìn giữ nghề rèn truyền thống. Nghề rèn của người Nùng An ở làng Phúc Sen có nguồn gốc từ thế kỷ 15 - 16 và được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2019.

Thời gian đầu, những người làm nghề rèn ở xã Ea Wy chỉ rèn các nông cụ. Nhờ chất lượng tốt nên sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện nay, sản phẩm rèn đã đa dạng hơn từ các loại dao, kéo đến công cụ sản xuất nông nghiệp…

Nguyên liệu chính của nghề rèn Nùng An chủ yếu là từ những miếng nhíp ô tô đã hỏng hoặc các loại sắt đủ tiêu chuẩn…
Lò được nhóm, thổi cho than hồng đủ nhiệt lượng. 
Nguyên liệu được phân loại theo từng sản phẩm rồi cho vào lò và nung nóng ở nhiệt độ thích hợp.
Sau khi thép nóng sẽ được quai để tạo hình. Nếu như trước đây cần 3 - 4 thợ quai liên tục, thì giờ đây, thợ rèn đặt mua những máy quai đập liên tục.
Khi thép nguội nhưng chưa hình thành đúng hình dạng sản phẩm, người thợ lại tiếp công đoạn nung rồi lại quai… cho đến khi thép thành hình đúng yêu cầu thì chuyển sang công đoạn tôi thép.
Khi thép đã được quai thành hình sản phẩm và đang nóng, người thợ nhúng vào nước (hoặc một hỗn hợp nước tùy theo bí quyết riêng của thợ rèn)… Tùy vào thời gian nhúng, người thợ nhanh chóng lấy ra và mài sản phẩm…
Tôi thép và mài là khâu khó nhất trong nghề rèn Nùng An, quyết định chất lượng của sản phẩm, đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao, cũng như những bí quyết riêng để tạo nên độ bóng, độ bén, độ bền… của sản phẩm.
"Trắng bể, xanh non, vàng được"... như một khẩu quyết của những thợ rèn lâu năm để tạo nên thương hiệu nghề rèn Nùng An.
Những sản phẩm của nghề rèn Nùng An vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng nhưng hiện nay cả xã Ea Wy chỉ còn khoảng 5 lò rèn do những người lớn tuổi thực hiện.

Hoàng Gia

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.