Multimedia Đọc Báo in

Năm 2024: Phấn đấu tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế đạt 93,5%/dân số

15:26, 26/03/2024

Sáng 26/3, Ban Chỉ đạo phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm tự nguyện (BHTN) (gọi tắt Ban Chỉ đạo) đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo H’Yim Kđoh chủ trì hội nghị.

a
Đại biểu tham dự hội nghị.

Theo báo cáo tại hội nghị, năm 2023 công tác triển khai, thực hiện chính sách BHXH, BHYT đã có nhiều chuyển biến tích cực và vượt chỉ tiêu giao. Trong đó, số người tham gia BHXH bắt buộc là 112.790 người, tăng 5.844 người so với cùng kỳ năm 2022; BHXH tự nguyện là 24.392 người, tăng 5.961 người; BHTN là 101.289 người, tăng 5.809 người; BHYT là 1.735.486 người, tăng 75.839 người và đạt tỷ lệ bao phủ 92,7%/dân số, vượt chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao (92,5%)..

Trong năm đã giải quyết cho 2.150 người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng; giải quyết 25.181 lượt người hưởng trợ cấp một lần. Phối hợp với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội giải quyết cho 11.304 người hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp; 336 người hưởng kinh phí hỗ trợ học nghề. Ngoài ra, có 2.919.242 lượt người khám chữa bệnh BHYT với chi phí gần 1.530 tỷ đồng, vượt gần 182 tỷ đồng so với số dự toán được Chính phủ giao.

a
Giám đốc BHXH tỉnh Nguyễn Khắc Tuấn thông tin việc phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT.
 
Công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành đã đi vào nề nếp; công tác tuyên truyền tiếp tục được đẩy mạnh; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số tiếp tục được triển khai quyết liệt; chính sách BHXH, BHYT ngày càng lan tỏa trong cuộc sống, hướng tới hoàn thành mục tiêu BHXH cho mọi người lao động và bao phủ BHYT toàn dân.

Năm 2024, Ban Chỉ đạo phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch: Tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 93,5%/dân số; số người tham gia BHXH so với lực lượng lao động trong độ tuổi đạt 14,67%; số người tham gia BHTN so với lực lượng lao động trong độ tuổi đạt 10,82%; kiểm soát chi khám chữa bệnh BHYT đảm bảo trong phạm vi dự toán Chính phủ giao năm 2024; giải quyết chế độ chính sách BHXH, BHYT, BHTN kịp thời, đúng quy định...

a
Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh ghi nhận và biểu dương sự đóng góp, nỗ lực của các thành viên Ban Chỉ đạo cũng như của ngành BHXH trong việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những hạn chế, khó khăn nhất định. Do đó, để thực hiện đạt các chỉ tiêu về thu, giảm nợ và phát triển người tham gia BHXH, BHYT, BHTN được giao năm 2024, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, các thành viên Ban Chỉ đạo là đại diện các sở, bàn, ngành, đơn vị, đoàn thể, địa phương phải phát huy vai trò và gắn trách nhiệm trong việc phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN.

Trong đó, lưu ý một số nội dung trọng tâm sau: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các đơn vị, doanh nghiệp nợ BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh, xử lý nghiêm các đơn vị cố tình chây ì nợ đóng, trốn đóng BHXH, BHYT; tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động nghiệp vụ; rà soát, thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách BHYT đối với các nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng, hỗ trợ một phần mức đóng; nâng cao vai trò trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo đối với công tác tổ chức, triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHYT đảm bảo an sinh xã hội ở cơ sở; đồng thời, giao chỉ tiêu phát triển người tham gia BHXH, BHYT cho UBND cấp xã nhằm đảm bảo chỉ tiêu phát triển người tham gia BHXH, BHYT của UBND tỉnh giao năm 2024.

Thúy Hồng

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.