Multimedia Đọc Báo in

Chương trình phòng, chống ma túy trong thanh, thiếu niên đến năm 2030

15:11, 03/04/2024

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 62/KH-UBND ngày 2/4/2024 về thực hiện Chương trình phòng, chống ma túy trong thanh, thiếu niên đến năm 2030.

Theo đó, chương trình đặt mục tiêu đến năm 2025 có trên 80% và năm 2030 có trên 90% thanh, thiếu niên sử dụng trái phép chất ma túy, nghiện ma túy có hồ sơ quản lý; được tư vấn, khám sàng lọc, đánh giá, được giáo dục thay đổi hành vi, điều trị, cai nghiện ma túy thích hợp.

Thanh, thiếu niên sau cai nghiện ma túy, thanh, thiếu niên chấp hành xong án phạt tù về tội phạm ma túy được hỗ trợ dạy nghề, việc làm và các hoạt động hỗ trợ hòa nhập cộng đồng theo quy định pháp luật; làm giảm số vụ thanh, thiếu niên phạm tội về ma túy năm sau so với năm trước.

Các điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy liên quan đến thanh, thiếu niên được đấu tranh, triệt xóa kịp thời và không để tái hình thành; trên 90% số vụ phạm tội về ma túy phát hiện liên quan đến thanh, thiếu niên được giải quyết, xét xử theo quy định.

Hằng năm, tổ chức Đoàn các cấp phát động phong trào thanh niên hưởng ứng, tham gia các hoạt động phòng, chống ma túy. Các tổ chức Đoàn xã, phường, thị trấn trọng điểm, phức tạp về ma túy xây dựng mô hình phòng, chống ma túy.

đoàn viên thanh niên được tìm hiểu về các loại sách cung cấp kiến thức pháp luật
Đoàn viên thanh niên tìm hiểu về các loại sách cung cấp kiến thức pháp luật. Ảnh minh họa.

Mỗi năm có ít nhất 70% cơ sở giáo dục bậc THCS trở lên tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về phòng, chống ma túy cho cán bộ, giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên. Đến năm 2025, trên 80% và năm 2030, 100% cán bộ, giáo viên, giảng viên được tập huấn, trang bị kiến thức, kỹ năng phòng, chống ma túy để có đủ năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục phòng, chống ma túy cho học sinh, sinh viên.

Để hoàn thành mục tiêu trên, Kế hoạch đề ra 5 nhóm nhiệm và giải pháp thực hiện về phòng, chống ma túy trong thanh, thiếu niên: Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy; nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy; điều trị nghiện ma túy; quản lý chặt chẽ thanh, thiếu niên sử dụng trái phép chất ma túy, nghiện ma túy và quản lý, hỗ trợ thanh, thiếu niên sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng; đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi pham pháp luật về ma túy nhằm ngăn chặn ma túy tác động đến thanh, thiếu niên.

Vân Anh

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.