Multimedia Đọc Báo in

14 xe “0” đồng xuất phát trong đêm hướng về vùng lũ lụt

10:45, 12/09/2024

Với tinh thần tương thân tương ái, nhiều người dân, doanh nghiệp, nhà hảo tâm cùng các nhà xe trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông đồng lòng hỗ trợ nhu yếu phẩm, trang thiết bị cần thiết và tổ chức các chuyến xe “0” đồng đưa hàng cứu trợ về vùng bão lũ.

Ngay trong tối 11/9, có 14 xe, trong đó có 1 xe dẫn đoàn và 13 xe cứu trợ đã đồng loạt xuất phát tại Quảng trường 10/3 (TP. Buôn Ma Thuột). Những chiếc xe trong đợt đi lần này đến từ các nhà xe: Phong Thương, Tiến Oanh, Phát Đạt, Xuân Phúc và một số xe của các nhà hảo tâm hỗ trợ.

Được biết, trong những ngày qua, những chiếc xe này đã tập kết tại Nhà thi đấu Thể dục thể thao tỉnh Đắk Lắk (TP. Buôn Ma Thuột), từ đó người dân đem hàng hóa đến ủng hộ và khi đủ chuyến hàng, các xe sẽ xuất phát đến vùng lũ lụt. Theo ghi nhận, đông đảo người dân đã đem nhu yếu phẩm đến ủng hộ. Nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn cũng đã hỗ trợ công tác tiếp nhận bảo đảm thuận lợi, nhanh chóng.

Anh Bùi Xuân Phong, chủ nhà xe Phong Thương bày tỏ: “Thông qua mạng xã hội, chúng tôi kêu gọi mọi người chung tay hỗ trợ nhu yếu phẩm cần thiết, không nhận tiền. Chúng tôi cố gắng thu gom hàng và tranh thủ di chuyển sớm nhất có thể để kịp thời hỗ trợ người dân vùng lũ”

Cũng theo anh Phong, trong đợt này, các nhà xe sẽ nhận hỗ trợ cho đến hết ngày 14/9. Các nhà xe sẽ tiếp tục điều động thêm phương tiện để vận chuyển hàng hóa ủng hộ của người dân đến với người dân vùng lũ.

Một số hình ảnh và video của đoàn xe "0" đồng:

A
Các xe tập kết tại Nhà thi đấu thể dục thể thao tỉnh Đắk Lắk
A
Trước giờ xe xuất phát vẫn còn rất nhiều người dân đến ủng hộ nhu yếu phẩm.
A
Đoàn xe tập kết tại Quảng trường 10-3
A
Đồng loạt xuất phát hướng về vùng lũ.
A
Các tài xế chào tạm biệt người dân đến ủng hộ chuyến xe

Những chuyến xe "0" đồng xuất phát trong đêm tại Quảng trường 10/3

Nguyễn Gia


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.