Multimedia Đọc Báo in

Gần 100 món ăn được chế biến từ sầu riêng

12:18, 01/09/2024

Sáng 1/9, tại Quảng trường thị trấn Phước An, UBND huyện Krông Pắc đã tổ chức Hội thi “Chế biến món ăn - thức uống ngon từ quả sầu riêng” hưởng ứng Lễ hội Sầu riêng Krông Pắc lần thứ II năm 2024.

Trong thời gian 120 phút, mỗi đội thi không quá 3 thành viên tham gia chế biến các món ăn từ sầu riêng tại gian hàng của mình. Các món ăn được chế biến đa dạng từ cơm sầu riêng chín, vỏ sầu riêng và sầu riêng sống kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau để tạo ra hương vị đặc sắc.

Đơn vị xã Hòa Tiến (huyện Krông Pắc) chế biến thức uống từ sầu riêng.
Đơn vị xã Tân Tiến (huyện Krông Pắc) chế biến thức uống từ sầu riêng.

Bằng sự sáng tạo, người dân địa phương đã tạo ra nhiều món ăn bắt mắt, hấp dẫn. Điển hình như các món mặn: xôi sầu riêng, đuôi bò hầm sầu riêng, gỏi gà, gà nướng sốt sầu riêng, chả ram hải sản sầu riêng, canh gà hầm sầu riêng.

Đơn vị xã Ea Kênh sơ chế sầu riêng trước khi chế biến món ăn.
Đơn vị xã Ea Kênh sơ chế sầu riêng trước khi chế biến món ăn.

Món tráng miệng: sầu riêng nướng, bánh tằm sầu riêng, rau câu sầu riêng, chè thái, mochi sầu riêng, bông lan cuộn sầu riêng, vỏ sầu riêng chiên giòn, bánh cam nhân sầu riêng.

Thức uống: sinh tố sầu riêng bơ, trà sữa sầu riêng, sữa hạt sầu riêng, nước mía sầu riêng, cà phê sầu riêng…

Người dân xã Ea Knuếc (huyện Krông Pắc) nấu xôi sầu riêng.
Người dân xã Ea Knuếc (huyện Krông Pắc) nấu xôi sầu riêng.

Những món ăn đều được chế biến đảm bảo đúng thời gian quy định và đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ban giám khảo chấm điểm món ăn chế biến từ sầu riêng tại hội thi.
Ban giám khảo chấm điểm món ăn chế biến từ sầu riêng tại hội thi.

Đây là cơ hội để người dân trong và ngoài huyện giao lưu, học hỏi kinh nghiệm và phát huy sức sáng tạo trong chế biến món ăn từ trái sầu riêng.

Đồng thời, góp phần làm nên nét đẹp của lễ hội, giúp quảng bá thương hiệu sầu riêng Krông Pắc đến bạn bè trong, ngoài tỉnh.

Nhóm phóng viên


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.