Multimedia Đọc Báo in

Huyện Cư M’gar: Nhu cầu xuất khẩu lao động tăng

15:18, 17/07/2024

Từ đầu năm 2024 đến nay, huyện Cư M’gar có 59 người đi xuất khẩu lao động theo hợp đồng, nhiều nhất là tại thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc; làm việc chủ yếu ở các ngành nghề: cơ khí, xây dựng, dịch vụ nhà hàng, khách sạn…

Theo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, nhu cầu và số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài của huyện có xu hướng tăng. Nhiều lao động của địa phương đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với mức thu nhập khá, đã gửi tiền về phụ giúp gia đình, tích lũy vốn để khởi nghiệp hoặc có việc làm tốt hơn sau khi về nước.

Cán bộ Phòng Lao động, Thương binh, Xã hội huyện Cư Mgar tư vấn, phổ biến kiến thứuc cho người dân về xuất khẩu lao động
Cán bộ Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Cư M'gar tư vấn, phổ biến kiến thức cho người dân về xuất khẩu lao động.

Để hỗ trợ tốt hơn cho người lao động có nhu ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng, huyện tiếp tục tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan, doanh nghiệp, UBND các xã, thị trấn tuyên truyền, tư vấn giới thiệu việc làm; phổ biến các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, của tỉnh đối với người lao động tham gia xuất khẩu lao động.

Đặc biệt là tạo điều kiện cho lao động vay vốn ưu đãi để xuất khẩu lao động. Rà soát, thống kê số người trong độ tuổi lao động, đồng thời tìm hiểu nguyện vọng, nhu cầu xuất khẩu lao động để tư vấn, giới thiệu việc làm ngoài nước phù hợp với khả năng, năng lực, đúng pháp luật…

Đỗ Lan


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.