Multimedia Đọc Báo in

Đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng COVID-19 và tiêm mũi nhắc lại cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi

13:40, 22/06/2022

Thực hiện công văn số 3181/BYT-DP ngày 17/6/2022 của Bộ Y tế về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều nhắc lại cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi, ngày 19/6, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên đã có Công văn gửi Sở y tế 4 tỉnh Tây Nguyên đề nghị các tỉnh nhanh chóng triển khai việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều nhắc lại cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi.

Theo đó, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên đề nghị Sở Y tế các tỉnh tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo địa phương tiếp tục khẩn trương chỉ đạo triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên và đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, đảm bảo an toàn, hiệu quả và hoàn thành việc tiêm trong quí II/2022 theo chỉ đạo của Chính phủ.
Đồng thời tiêm liều nhắc lại (mũi 3) cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi đã tiêm đủ liều cơ bản. Vắc xin sử dụng là vắc xin của hãng Pfizer đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này với khoảng cách ít nhất là 5 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản. Người đã mắc COVID-19 thì trì hoãn 3 tháng sau khi mắc COVID-19 và đảm bảo khoảng cách với mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 5 tháng.

Người dân trên địa bàn tiêm vắc xin phòng COVID-19
Người dân trên địa bàn tiêm vắc xin phòng COVID-19

Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên cũng đề nghị  các Sở Y tế tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đối tượng phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu phòng, chống dịch trên địa bàn; xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai tiêm mũi 3 cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi. Đề xuất nhu cầu tiêm vắc xin mũi 3 cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên trước ngày 20/6/2022 để tổng hợp và đề xuất số lượng vắc xin. 

Kim Oanh

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.