Multimedia Đọc Báo in

Năm 2023, vắc xin phòng COVID-19 vẫn được tiêm miễn phí

08:43, 23/05/2023

Bộ Y tế vừa có Quyết định số 2227/QĐ-BYT về ban hành kế hoạch sử dụng vắc xin phòng COVID-19 năm 2023.

Kế hoạch nêu rõ, việc tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng thực hiện theo khuyến cáo của WHO.

Vắc xin phòng COVID-19 trong năm 2023 vẫn được tiêm miễn phí.

Việc tiêm vắc xin COVID-19 có thể lồng ghép với hoạt động tiêm chủng thường xuyên phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương. 

Kế hoạch sử dụng vắc xin COVID-19 năm 2023, để làm căn cứ cho các địa phương tự xác định nhu cầu vắc xin, xây dựng và triển khai kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn phù hợp với tình hình.

Tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người dân trên địa bàn tỉnh.
Tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người dân trên địa bàn tỉnh.

Đối tượng tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo kế hoạch này, gồm: người từ 18 tuổi trở lên, người chưa tiêm các mũi nhắc lại và người đến lịch tiêm trong năm 2023 (người từ 17 lên 18 tuổi); người từ 12 đến dưới 18 tuổi chưa tiêm đủ 3 mũi và người đến lịch tiêm trong năm 2023 (người từ 11 lên 12 tuổi); người từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi có nhu cầu tiêm mũi cơ bản. 

Riêng nhóm trẻ dưới 5 tuổi và tiêm các mũi tiếp theo cho các nhóm đối tượng từ 5 tuổi trở lên, việc triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 liều cơ bản sẽ được Bộ Y tế khuyến cáo và hướng dẫn cụ thể khi có đủ căn cứ, cơ sở khoa học và phù hợp với tình hình dịch bệnh.

Bộ Y tế cho biết, tính đến nay, Việt Nam đã hoàn thành tiêm chủng liều cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên và trong năm 2023 cần tiếp tục triển khai tiêm cho các đối tượng mới đến độ tuổi tiêm vắc xin phòng COVID-19 và tiêm các mũi nhắc lại.

Theo báo cáo của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, đến ngày 25/4/2023, còn khoảng 2,8 triệu liều vắc xin chưa sử dụng tại tất cả các tuyến.

Kim Oanh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.