Multimedia Đọc Báo in

Huyện Cư M’gar: Sẵn sàng cho ngày hội tòng quân

08:41, 11/02/2022

Sắp đến ngày hội tòng quân năm 2022, các thanh niên trúng tuyển nghĩa vụ quân sự ở huyện Cư M’gar đều rất phấn khởi, yên tâm, sẵn sàng lên đường thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

Ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với Tổ quốc, dù đang có việc làm ổn định ở địa phương với mức thu nhập từ 5 - 7 triệu đồng/tháng nhưng anh Nguyễn Trung Sơn (ở tổ dân phố 8, thị trấn Quảng Phú) đã không ngần ngại tạm gác công việc, viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ. Khi biết mình trúng tuyển, Sơn rất vui mừng, háo hức chờ ngày lên đường. Với anh, đây vừa là nghĩa vụ, vừa là cơ hội để được bồi dưỡng, rèn luyện trong môi trường quân ngũ...

Ban Chỉ huy Quân sự huyện Cư M’gar và xã Cư M’gar gặp gỡ gia đình thanh niên Y Nang Niê.

Nhờ cấp ủy, chính quyền địa phương và gia đình làm tốt công tác tư tưởng, động viên, đa số các tân binh của huyện Cư M’gar đều ý thức tốt về quyền và nghĩa vụ của mình, háo hức chờ đến giờ phút giao quân. Đợt tuyển quân năm 2022, huyện Cư M’gar được giao chỉ tiêu tuyển 238 tân binh vào các đơn vị công an và quân đội. Để công tác tuyển quân đạt cả về số lượng và chất lượng, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện đã thực hiện chặt chẽ quy trình ở các cấp; phối hợp với chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh và đa dạng công tác tuyên truyền tới từng thôn, buôn, tổ dân phố, nhất là những địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số nhằm giúp công dân hiểu rõ vinh dự, trách nhiệm của mình trong thực hiện nghĩa vụ quân sự. Đồng thời, tăng cường công tác chỉ đạo và kiểm tra trong quá trình tuyển chọn và chốt quân số, thực hiện tốt việc sơ tuyển, nắm chắc số lượng, tình hình sức khỏe, văn hóa, chính trị, đạo đức của từng thanh niên.

Theo Trung tá Trần Văn Phú, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự huyện Cư M’gar, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện, những thanh niên được tuyển chọn năm nay đều có phẩm chất chính trị vững vàng, đảm bảo sức khỏe và trình độ văn hóa, đặc biệt trong đó có 6 thanh niên có trình độ đại học, cao đẳng, 3 thanh niên có trình độ trung cấp chuyên nghiệp...

Trung Dũng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.