Multimedia Đọc Báo in

Người dân tập trung mua sắm trước giờ thực hiện "lệnh" giãn cách xã hội

19:21, 23/07/2021

Mặc dù các cơ quan chức năng của tỉnh khẳng định, không có việc đóng cửa các chợ, cửa hàng bán lẻ thực phẩm. Hệ thống phân phối hàng hóa trên địa bàn tỉnh như chợ, siêu thị, cửa hàng thực phẩm… vẫn mở cửa để bán các mặt hàng thiết yếu phục vụ người dân trong bất kể tình huống nào của dịch bệnh.

Nhưng người dân vẫn tập rất đông người dân đã tập trung mua sắm ở các chợ dân sinh, cửa hàng tạp hóa, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh rất cao.

Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên Báo Đắk Lắk ghi nhận tại các chợ, cửa hàng kinh doanh hàng hóa, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột vào chiều 23-7-2021:

d
Dòng người chen chúc trên đường Điện Biên Phủ khu vực chợ Trung tâm TP. Buôn Ma Thuột.

 

d
Khu vực bán hàng khô người ra vào liên tục mua hàng.

 

d
Quầy bán thịt heo tại khu vực chợ trung tâm TP. Buôn Ma Thuột phục vụ khách không ngừng tay.

 

d
Các mặt hàng rau, củ, quả được nhiều người lựa chọn.

 

d
Tiệm bánh mì Hà Nội trên đường Lê Hồng Phong xe đậu chật kín lối đi.

 

   

v
Tại chợ Tân An, lượng người đổ về mua sắm mỗi lúc một đông, khiến đường Ngô Quyền bị ùn tắc cục bộ.

 

d
Xe máy của người phụ nữ này không còn chỗ chứa cho nguồn thực phẩm mua sắm trong chiều ngày 23-7.

 

d
Sau khi hoàn thành việc giao hàng, người đàn ông này tranh thủ ghé tiệm tạp hóa mua thùng mì tôm về dùng trong những ngày thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

 

d
Phía trước và sau xe đều được tận dụng tối đa để bỏ nhu yếu phẩm hàng ngày.

 

d
Lực lượng Cảnh sát trật tự phường Tân An ra quân bảo đảm an ninh trật tự tại khu vực chợ Tân An.

 

d
Không chỉ hàng hóa thiết yếu, tại các cửa hàng thuốc Tây cũng đông đúc người ra vào mua thuốc dự trữ.

 Kim Hoàng


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.