Multimedia Đọc Báo in

Phát huy vai trò đại biểu dân cử

07:58, 10/05/2021

Nhiệm kỳ 2016 - 2021, HĐND huyện Krông Pắc khóa XI đã có nhiều đổi mới, phát huy tốt vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Các đại biểu HĐND huyện đã thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng ở địa phương...

HĐND huyện Krông Pắc nhiệm kỳ 2016 - 2021 có 40 đại biểu, trong đó có 10 đại biểu nữ (chiếm 25% tổng số đại biểu); 13 đại biểu dân tộc thiểu số (32,5%); 3 đại biểu có trình độ chuyên môn sau đại học (5%); 12 đại biểu tái cử (30%); 27 đại biểu có trình độ đại học (67,5%); 21 đại biểu có trình độ cao cấp lý luận chính trị (52,5%); 13 đại biểu có trình độ trung cấp lý luận chính trị (32,5%); 2 đại biểu ngoài Đảng (chiếm 5%)…

Thực hiện truyền thanh, truyền hình trực tiếp Kỳ họp chuyên đề tổng kết nhiệm kỳ 2016 - 2021 của HĐND huyện Krông Pắc khóa XI đến cử tri trên địa bàn.
Thực hiện truyền thanh, truyền hình trực tiếp Kỳ họp chuyên đề tổng kết nhiệm kỳ 2016 - 2021 của HĐND huyện Krông Pắc khóa XI đến cử tri trên địa bàn.

Ông Võ Túc, Chủ tịch HĐND huyện cho biết, trong nhiệm kỳ 2016 - 2021, Thường trực, các Ban của HĐND, đại biểu HĐND huyện đã phát huy tốt vai trò của mình, không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, hiệu quả công tác giám sát; thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan bám sát địa bàn, nắm bắt, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề mà cử tri và nhân dân quan tâm để có giải pháp thực hiện. Trong nhiệm kỳ, HĐND huyện đã tổ chức 16 kỳ họp để xem xét, quyết định; ban hành 71 nghị quyết trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và công tác xây dựng chính quyền phù hợp với thực tiễn của địa phương. Điển hình là Nghị quyết số 04/NQ-HĐND, ngày 1-3-2016 về việc thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh huyện Krông Pắc giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó, Nghị quyết vạch rõ mục tiêu phát triển nền kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng thương mại - dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, giảm tỷ trọng nông nghiệp; huy động hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội…

Việc điều hành các kỳ họp được Thường trực HĐND huyện đổi mới, dành nhiều thời gian để thảo luận, chất vấn và trả lời chất vấn. Thường trực HĐND huyện luôn chú trọng định hướng để các đại biểu tập trung thảo luận những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, những vấn đề cử tri quan tâm, dư luận xã hội bức xúc. Chủ tọa mỗi kỳ họp phân công nhiệm vụ cho từng thành viên bám sát nội dung chương trình kỳ họp đã thông qua để điều hành hợp lý. Sau mỗi kỳ họp, Thường trực HĐND huyện tổ chức sinh hoạt để đánh giá kết quả, đồng thời chỉ đạo hoàn chỉnh, ban hành nghị quyết để báo cáo cấp trên, gửi các cơ quan liên quan triển khai thực hiện; chủ động phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện thống nhất kế hoạch, thời gian chuẩn bị đề cương để đại biểu HĐND huyện tiếp xúc cử tri, báo cáo kết quả kỳ họp, tiếp thu ý kiến, nguyện vọng của cử tri. Ngoài ra, các kỳ họp HĐND đều được truyền hình trực tiếp qua mạng xã hội Facebook trên trang Fanpage "Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện Krông Pắc"; truyền thanh trực tiếp qua hệ thống truyền thanh của huyện để giúp cử tri theo dõi kỳ họp, giám sát quá trình chất vấn, trả lời chất vấn...

Nhờ đó, hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện đã có những chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 9,78% (đạt 102,95% chỉ tiêu nghị quyết đề ra). Trong đó, nông, lâm nghiệp tăng bình quân 5,73% (đạt 100%); công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng 16,72% (đạt 107,85%); thương mại - dịch vụ tăng 15,48% (đạt 105,23%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Cụ thể, năm 2016 tỷ trọng công nghiệp, xây dựng là 13,15%, năm 2020 tăng lên 16,38%; thương mại - dịch vụ từ 21,55% lên 27,62%; nông, lâm, thủy sản từ 65,3% giảm xuống còn 56%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 là 45,48 triệu đồng (tăng 17,48 triệu đồng so với năm 2016)...

Cử tri Trần Văn Nên, thôn 6, xã Hòa An theo dõi danh sách cử tri tại trụ sở bầu cử của xã.
Cử tri Trần Văn Nên, thôn 6, xã Hòa An theo dõi danh sách cử tri tại trụ sở bầu cử của xã.

Với phương châm "đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động", Thường trực HĐND huyện đã phối hợp chặt chẽ với Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện tổ chức chu đáo các cuộc tiếp xúc cử tri, kịp thời giải quyết nhiều vấn đề thuộc thẩm quyền, chuyển các ý kiến đến UBND huyện, các ban, ngành, địa phương xem xét, giải quyết. Đa phần các ý kiến, kiến nghị của cử tri đều được giải đáp trực tiếp tại hội nghị tiếp xúc cử tri, một số nội dung đòi hỏi sự thẩm tra, xác minh được trả lời thông qua báo cáo gửi về địa phương để thông tin đến cử tri.

Cử tri Trần Văn Nên (thôn 6A, xã Hòa An) cho hay, ông thường theo dõi các kỳ họp qua hệ thống truyền thanh cơ sở của huyện nên nắm khá chắc nội dung, diễn biến các kỳ họp của HĐND huyện và đánh giá cao hoạt động của HĐND huyện. Thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri, nhiều ý kiến phản ánh của cử tri địa phương đã được đại biểu trả lời trực tiếp theo các nội dung kiến nghị.

Nhìn lại nhiệm kỳ 2016 – 2021, ông Võ Túc, Chủ tịch HĐND huyện Krông Pắc đánh giá, bên cạnh những kết quả tích cực thì trong nhiệm kỳ vừa qua vẫn còn một số hạn chế. Cụ thể là nhiều đại biểu chưa có kinh nghiệm chất vấn, phản biện nên trong kỳ họp còn ít phát biểu ý kiến; một số đại biểu chưa dành hết thời gian của mình để lắng nghe những phản ánh, nguyện vọng của cử tri… Do đó, để phát huy vai trò là “người đại biểu dân cử” thì ngoài nâng cao vai trò, trách nhiệm của Thường trực, các Ban và đại biểu HĐND huyện thì HĐND cần quan tâm hơn đến việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực, kỹ năng hoạt động cho đại biểu.

Nhiệm kỳ 2016 - 2021, HĐND huyện Krông Pắc tổ chức được 10 đợt tiếp xúc cử tri với 10.000 lượt cử tri tham dự; tiếp nhận 1.115 lượt ý kiến, kiến nghị xoay quanh vấn đề đất đai, hoạt động sản xuất nông nghiệp (nhất là các công ty, nông trường), việc quản lý bảo vệ rừng, an ninh trật tự…

Thanh Hường


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.