Sắc màu Khmer
Văn nghệ truyền thống của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long và ở Kiên Giang có nhiều loại hình như múa, nhạc, sân khấu dân gian phục vụ sinh hoạt cộng đồng vào những dịp Tết Chol Chnăm Thmây, Lễ Đol ta, Ókombok, hoặc phục vụ đám cưới, mừng nhà mới..., như Răm vông (vòng tròn), Lăm leo, Saravan, gọi chung là múa Lâm thôn.
Nét riêng, độc đáo trong điệu múa Lâm thôn là nữ lượn múa 2 cánh tay ra trước ngực, nam dang cánh tay rộng ra như để che chở cho người bạn múa. Múa Lâm thôn động tác khá đơn giản, tuy vậy, phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định như: người ít tuổi, địa vị thấp hơn sẽ ra múa trước, sau đó mới tiến đến mời các vị quan khách, người cao tuổi ra múa giao lưu. Đội hình múa di chuyển càng nhiều vòng, động tác múa càng nhanh hơn theo nhịp trống. Khi trống ngừng, mọi người cùng dừng lại chắp tay chào nhau rồi trở về vị trí cũ.
Ngoài điệu múa Lâm thôn, người Khmer còn có loại hình múa sân khấu cung đình, gọi là Rô băm, ví như thể loại hát tuồng của người Kinh. Sân khấu Rô băm ngoài động tác múa, còn dùng lời nói, lời hát để giải thích các tình tiết, sự kiện, hành động của diễn viên. Nội dung thường là tích cổ bên cạnh ca múa và sân khấu dân gian.
Người Khmer có kỹ thuật nhuộm truyền thống là “tkat” và “ba-tik” khiến vải vóc, tơ, lụa bóng mà màu sắc không phai. Phụ nữ thường mặc váy, áo (tầm vông chor-phum) dệt bằng tơ tằm sợi bông, hay chỉ kim tuyến với các loại hoa văn khác nhau. Điểm nổi bật trên trang phục truyền thống của phụ nữ Khmer là bao giờ cũng được đính hạt cườm hay kim sa sáng lấp loáng kết hợp với hoa văn tinh xảo, thêm vào đó là gam màu khá sặc sỡ,… Để tôn thêm nét dịu dàng uyển chuyển đầy nữ tính trong bộ lễ phục này không thể thiếu “Sbay” - một loại khăn lụa xanh mềm mại, cuốn chéo từ vai trái xuống bên sườn phải.
Những nét đặc trưng trong văn hóa của người Khmer ở Kiên Giang đã được Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Kiên Giang giới thiệu một cách ấn tượng qua 7 tiết mục tham dự Liên hoan Ca Múa Nhạc chuyên nghiệp toàn quốc năm 2012:
Đàm Gia
Ý kiến bạn đọc