Multimedia Đọc Báo in

Từng bừng lễ hội Hảng Pồ của đồng bào Tày, Nùng ở xã Ea Siên, thị xã Buôn Hồ

14:24, 11/03/2013
Trong hai ngày 9 đến 11-3, xã Ea Siên, thị xã Buôn Hồ đã tưng bừng tổ chức lễ hội Hảng Pồ - chợ đầu Xuân. Đây là lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào Tày, Nùng ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn mang theo khi vào cư ngụ trên mảnh đất Cao nguyên.
 
Tiết mục múa sư tử tại lễ hội với ý nghĩa xua đuổi tà ma, cầu mong sức khỏe
Tiết mục múa sư tử tại lễ hội với ý nghĩa xua đuổi tà ma, cầu mong sức khỏe
Lễ hội đã đã thu hút đông đảo người dân đang sinh sống tại địa phương và một số vùng lân cận về tham dự. Ngoài nghi lễ cúng cầu mùa (với ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống của người dân được ấm no hạnh phúc), lễ hội cũng đã diễn ra nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ và vui chơi giải trí đặc sắc như múa sư tử, ném còn, chọi gà, biểu diễn văn nghệ dân gian hát lượn, hát si, đàn tính, thi ẩm thực…. 
 
Lễ hội Hàng Pồ còn là ngày hội giao duyên, nơi để mọi người gặp mặt đầu xuân, cùng chúc nhau một năm mới an lành, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn; cùng nhau trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, trong cuộc sống gia đình; dịp để trai gái gặp gỡ, tâm sự, tìm hiểu nhau; nơi để những đôi lứa thời trẻ yêu nhau nhưng không thành vợ, thành chống đến tâm sự, ôn lại chuyện xưa…
 
Một số hình ảnh tại lễ hội:
Thầy cúng làm nghi lễ cúng cầu mùa
Thầy cúng làm nghi lễ cúng cầu mùa
Người đi xem hội háo hức với các tiết mục thi múa sư tử
Người đi xem hội háo hức với các tiết mục thi múa sư tử
Chọi gà, trò chơi giân gian không thể thiếu tại lễ hội
Chọi gà, trò chơi giân gian không thể thiếu tại lễ hội
Biểu diễn đàn tính, hét then
Biểu diễn đàn tính, hét then
Lễ hội đã thu hút đông đảo người dân địa phương và vùng lân cận đến tham dự
Lễ hội đã thu hút đông đảo người dân địa phương và vùng lân cận đến tham dự
L.V
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.