Multimedia Đọc Báo in

Điểm Bưu điện-Văn hóa xã được ưu tiên lựa chọn để cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng

15:09, 14/08/2013

Theo Thông tư 17/2013/TT-BTTT quy định về hoạt động của điểm Bưu điện-Văn hóa xã: Điểm Bưu điện-Văn hóa xã là điểm được ưu tiên lựa chọn để cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng trong Chương trình viễn thông công ích.

Đây cũng là điểm được ưu tiên lựa chọn để tổ chức triển khai các chương trình, dự án phát triển thông tin và truyền thông nông thôn và các chương trình, dự án khác của Nhà nước về nông thôn.
 

a
Người dân đọc sách, báo miễn phí tại Bưu điện - Văn hóa xã Krông Na (huyện Buôn Đôn). Ảnh minh họa: T.H

Theo Thông tư, các điểm Bưu điện-Văn hóa xã phải đảm bảo việc cung ứng các dịch vụ thư cơ bản có khối lượng đến 2 kg và dịch vụ phát hành báo chí công ích theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các dịch vụ bưu chính khác theo yêu cầu của Nhà nước. Hoạt động đọc sách, báo tại điểm Bưu điện-Văn hóa xã bao gồm việc phục vụ đọc miễn phí sách, báo in, các loại ấn phẩm và việc tổ chức đọc sách, báo trên mạng Internet.

Việc tổ chức phục vụ đọc sách, báo tại điểm Bưu điện-Văn hóa xã phải đảm bảo thời gian tối thiểu phục vụ nhu cầu đọc sách, báo của nhân dân tương ứng với thời gian mở cửa theo quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dịch vụ bưu chính công ích do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành theo từng thời kỳ. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, nguồn sách, báo tại điểm Bưu điện-Văn hóa xã được cung cấp thông qua các chương trình phối hợp liên ngành, Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và các chương trình khác. Sách, báo cung cấp cho điểm Bưu điện-Văn hóa xã phải phù hợp với nhu cầu và đặc thù của địa phương; ưu tiên phân bổ cho các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Theo đó, nhân viên làm việc tại điểm Bưu điện-Văn hóa xã sẽ được hưởng thù lao cung cấp dịch vụ, phục vụ đọc sách báo, bảo quản tài sản theo thỏa thuận với doanh nghiệp được giao quản lý hệ thống điểm Bưu điện-Văn hóa xã và các chế độ thù lao khác (nếu có).

Nguồn chinhphu.vn
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.