Multimedia Đọc Báo in

Mô hình "Nuôi gà an toàn sinh học" góp phần thay đổi tập quán chăn nuôi của các hộ dân tộc thiểu số

08:53, 04/11/2015

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai mô hình “Nuôi gà an toàn sinh học” từ nguồn kinh phí sự nghiệp đầu tư cho hoạt động khuyến nông với quy mô 2.800 con gà giống Lương Phượng cho các hộ chăn nuôi tại huyện Cư Kuin, Cư M’gar và TP. Buôn Ma Thuột (trong đó, hơn 50% số hộ là người dân tộc thiểu số).

Các hộ tham gia được hỗ trợ đầu tư 100% về con giống, 50% chi phí thức ăn và thuốc thú y, được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gà an toàn sinh học. Qua triển khai cho thấy, kỹ thuật chăn nuôi gà an toàn sinh học không khó, chi phí đầu tư thấp; chuồng nuôi xây dựng kiểu chuồng hở, đơn giản, sử dụng các vật liệu sẵn có tại địa phương (gỗ, tre, nứa, gạch…); diện tích chuồng nuôi bảo đảm mật độ 10-12 con/m2 và bãi chăn thả là 1 con/ m2. Hộ chăn nuôi có thể sử dụng các nguyên liệu sẵn có tại địa phương như cám gạo, bắp, lúa… để phối trộn khẩu phần ăn nhằm giảm chi phí đầu tư; thực hiện tốt 3 nguyên tắc trong chăn nuôi gà an toàn sinh học là cách ly, giữ vệ sinh thú y và chủ động tiêu diệt mầm bệnh.

Kết quả từ mô hình cho thấy, gà đạt tỷ lệ nuôi sống hơn 93%, trọng lượng trung bình 2 kg/con, hệ số tiêu tốn thức ăn 2,8 kg thức ăn/kg tăng trọng. Các hộ tham gia mô hình thu được lợi nhuận bình quân 1,6 triệu đồng/100 con. Điều quan trọng là mô hình đã góp phần làm thay đổi tập quán chăn nuôi của bà con người dân tộc thiểu số như: biết cách làm chuồng nuôi gà, không còn nuôi thả rong như trước đây; tập thói quen ghi chép trong việc chăm sóc nuôi dưỡng, phòng chống dịch bệnh, giữ vệ sinh thú y và quản lý đàn gà.           

 Cao Phúc


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.