Multimedia Đọc Báo in

Tập huấn nghiệp vụ khai thác, sử dụng Hệ thống tiếp nhận, trả lời phản ánh kiến nghị của người dân

22:08, 12/09/2017

Ngày 12-9, Văn phòng Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến tập huấn nghiệp vụ khai thác, sử dụng Hệ thống tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân và nghiệp vụ hệ thống hóa, rà soát chế độ báo cáo.

Các đại biểu tham dự Hội nghị tập huấn tại điểm cầu tỉnh Đắk Lắk
Các đại biểu tham dự Hội nghị tập huấn tại điểm cầu tỉnh Đắk Lắk

Tham dự Hội nghị có cán bộ, chuyên viên văn phòng các bộ, ban, ngành trung ương và cán bộ, chuyên viên văn phòng các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố tại 63 điểm cầu của các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Hội nghị đã giới thiệu những nội dung cơ bản của Quy chế tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ theo Quyết định số 574/QĐ-TTg ngày 25-4-2017 của Thủ tướng Chính phủ; hướng dẫn thao tác, thực hành về cách thức gửi kiến nghị, phản ánh của người dân, doanh nghiệp và cách tiếp nhận thông tin, xử lý, trả lời của cơ quan nhà nước đối với những kiến nghị, phản ánh đó; những nội dung chủ yếu của Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước; hướng dẫn nghiệp vụ hệ thống hóa, rà soát, xây dựng và thực thi phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo theo yêu cầu của đề án…

Được biết, từ khi thành lập (ngày 1-10-2016) đến nay, Hệ thống tiếp nhận, trả lời phản ánh kiến nghị của doanh nghiệp đã tiếp nhận 1.028 ý kiến của doanh nghiệp, tập trung vào vấn đề thủ tục, chính sách thuế, đất đai... Còn Hệ thống tiếp nhận, trả lời phản ánh của người dân (thành lập 3-4-2017) đã tiếp nhận 3.849 ý kiến, trong đó hơn 700 ý kiến đầy đủ thông tin liên quan nhiều đến công tác bố trí tái định cư, giải phóng mặt bằng, nhà ở...

Kim Oanh
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.