Multimedia Đọc Báo in

Hợp tác công tư để phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên

10:24, 20/10/2017
Ngày 19-10, tại tỉnh Đắk Nông, Ủy ban Dân tộc phối hợp với Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tổ chức Diễn đàn Xúc tiến hợp tác công tư trong phát triển dân tộc thiểu số (DTTS) khu vực Tây Nguyên.
 
Các đại biểu tham dự diễn đàn
Các đại biểu tham dự diễn đàn
Tham dự diễn đàn có Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến, đại diện các tổ chức quốc tế, chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp và đại diện các dân tộc thiểu số trên địa bàn Tây Nguyên.
 
Các đại biểu cho rằng, Tây Nguyên là địa bàn trọng điểm, có nhiều tiềm năng phát triển; tuy nhiên, thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, đặc biệt là vùng đồng bào DTTS. Do đó, diễn đàn đã khuyến nghị nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, thúc đẩy hợp tác công tư để mang lại lợi ích hài hòa cho Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng; chia sẻ các kinh nghiệm về giảm nghèo, phát triển bền vững vùng DTTS và kết nối giữa chính sách của Nhà nước với sự tham gia của doanh nghiệp trong việc hỗ trợ phát triển bền vững địa bàn Tây Nguyên.
 
Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến phát biểu tại diễn đàn
Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến phát biểu tại diễn đàn
Phát biểu bế mạc diễn đàn, đồng chí Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh, để thúc đẩy phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS Tây Nguyên, bên cạnh các nguồn lực của Nhà nước cần có sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế và cả cộng đồng thông qua các chương trình, dự án hợp tác công tư; thu hút đầu tư các dự án công nghiệp chế biến, khai thác du lịch nhằm tạo thêm việc làm cho con em đồng bào DTTS và kết nối thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh; đồng thời, khơi dậy phong trào khởi nghiệp, tạo điều kiện thành lập các doanh nghiệp do người DTTS làm chủ…
 
Minh Thông
 
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.