Multimedia Đọc Báo in

Kết nối thương mại mô hình cam, quýt an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP

06:31, 16/12/2017

Sáng 15-12, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản tổ chức Hội nghị kết nối thương mại mô hình sản xuất cam, quýt an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm kết nối vùng sản xuất với các kênh tiêu thụ sản phẩm.

ảnh
Đại diện lãnh đạo Sở NN-PTNT trao Giấy chứng nhận VietGAP cho HTX Nông nghiệp thương mại dịch vụ vận tải Thành Công

Mô hình được thực hiện tại HTX Nông nghiệp thương mại dịch vụ vận tải Thành Công (xã Cư Elang, huyện Ea Kar), với diện tích 7,8 ha của 8 thành viên HTX. Sau 5 tháng triển khai (từ tháng 8 đến tháng 12-2017), các thành viên được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật về VietGAP để áp dụng vào sản xuất. Theo đó, các vườn cây sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP cho năng suất ổn định từ 90-100 tấn/ha (2 vụ). Hiện nay các sản phẩm cam quýt VietGAP đã được thương lái chấp nhận mua với giá cao hơn thị trường 1.000 đồng/kg.

ảnh
Thành viên của HTX Thành Công đang trao đổi với các đại biểu về sản phẩm cam VietGAP

Tại hội nghị, các đại biểu cho rằng khó khăn lớn nhất của cam, quýt VietGAP là chưa có kênh tiêu thụ ổn định, người trồng vẫn tự xoay xở tìm đầu ra; sản phẩm chưa thiết lập được nhãn hiệu nên người tiêu dùng còn nghi ngại. Do đó, địa phương cần sớm xây dựng thương hiệu cho vùng cam, quýt Cư Elang, đồng thời mong muốn các doanh nghiệp, công ty thu mua, các kênh tiêu thụ như siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch hợp tác với HTX làm cầu nối trong khâu bao tiêu sản phẩm; đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người tiêu dùng nhận biết sản phẩm an toàn...

Nhân dịp này, HTX Thành Công được trao Giấy chứng nhận VietGAP của Trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản vùng II.

Minh Thuận


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.