Multimedia Đọc Báo in

Phần mềm MMS.NET của ngành Y tế Đắk Lắk được chọn tham gia triển lãm và dự thi quốc tế

16:52, 30/11/2018

Bác sĩ CKII Doãn Hữu Long, Giám đốc Sở Y tế cho biết, Phần mềm quản lý các hoạt động khám chữa bệnh tuyến xã – MMS.NET vừa được Quỹ Hỗ trợ sáng tạo khoa học Việt Nam lựa chọn tham gia triển lãm và dự thi quốc tế tại Hàn Quốc vào đầu tháng 12 tới đây.

Phần mềm MMS.Net do Bác sĩ CKII Doãn Hữu Long làm chủ nhiệm đề tài và cùng các cộng sự xây dựng đề cương thực hiện từ năm 2014 với mục tiêu phát huy sức sáng tạo, chủ động, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao khả năng vận hành hệ thống cho cán bộ, nhân viên y tế; tiết kiệm chi phí đầu tư mua bản quyền sử dụng hoặc thuê mướn sản phẩm công nghệ; đảm bảo tính thừa kế lâu dài, đáp ứng kịp thời nhu cầu quản lý của ngành, đảm bảo tính chuyên ngành và bảo mật thông tin theo luật khám chữa bệnh.

Đề tài đã được Hội đồng khoa học tỉnh phê duyệt và cho phép thực hiện tại Quyết định số 2450/QĐ-UBND ngày 17-10-2014 của UBND tỉnh. Đến nay, phần mềm này đã được chuyển giao và ứng dụng rộng rãi tại 185 trạm y tế trên địa bàn tỉnh và mang lại hiệu quả cao không chỉ giúp đồng bộ hoạt động báo cáo thống kê y tế và kết nối liên thông dữ liệu thanh toán BHYT tuyến xã mà còn tạo thuận lợi cho việc học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa các cơ sở khám chữa bệnh, qua đó thúc đẩy phát triển của y tế cơ sở.

Bác
Bác sĩ CKII Doãn Hữu Long (giữa) cùng các cộng sự nhận giải thưởng cuộc thi Sáng tạo Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Được biết, với những tính năng ưu việt mang lại hiệu quả cao trên thực tế, phần mềm MMS.NET đã đoạt giải Ba (không có giải Nhất, Nhì) trong cuộc thi Sáng tạo Khoa học và Công nghệ Việt Nam; giải khuyến khích “Y tế thông minh”; được Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ Thông tin Việt Nam (VINASA) trao tặng giải thưởng Sao Khuê.

Kim Oanh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.