Multimedia Đọc Báo in

Tập trung thanh tra lao động trong ngành chế biến gỗ

20:13, 29/03/2019

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa phát động Chiến dịch thanh tra lao động năm 2019, tập trung vào chủ đề “Tuân thủ pháp luật lao động để phát triển bền vững ngành chế biến gỗ”. 

a
Chế biến gỗ ở Hợp tác xã Tiến Nam (huyện M'Đrắk). (Ảnh minh họa)

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đa số các doanh nghiệp, cơ sở chế biến gỗ trong nước còn sử dụng công nghệ thấp, máy móc thiết bị lạc hậu và lực lượng lao động trình độ lao động giản đơn, làm việc theo mùa vụ dẫn đến tình hình tuân thủ pháp luật lao động trong ngành này còn nhiều hạn chế. Việc vi phạm pháp luật lao động không những ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn, sức khỏe của người lao động mà còn làm giảm năng suất, giảm tính cạnh tranh của ngành chế biến, xuất khẩu gỗ ở cả thị trường trong nước và trên thế giới.

Hiện nay, cả nước có khoảng 500.000 lao động làm việc trong các doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản, trong đó lao động giản đơn theo mùa vụ chiếm khoảng 40-45%. Nếu thống kê số lượng lao động trong lĩnh vực trồng rừng, cung cấp nguyên liệu, thì ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản còn thu hút hàng triệu lao động ở khu vực nông thôn và miền núi. Tuy nhiên, tình hình tuân thủ trong ngành chế biến gỗ còn nhiều bất cập.

Đây là lần thứ 5 chiến dịch thanh tra lao động được tổ chức. Thời gian thanh tra kéo dài từ nay đến hết năm 2019. 

Được biết, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện có 172 đơn vị hoạt động chế biến lâm sản và xuất khẩu đồ mộc; trong đó, có 28 doanh nghiệp, 6 hợp tác xã và 98 hộ kinh doanh cá thể. Các sản phẩm chế biến gỗ chủ yếu là gỗ xẻ, gỗ tinh chế, gỗ dăm, ván nhân tạo và mộc dân dụng.

Thúy Hồng

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.