Multimedia Đọc Báo in

Trên 2.000 khu vực cấm hoạt động khoáng sản

20:21, 29/03/2019

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 673/QĐ-UBND ngày 28-3-2019 về việc phê duyệt các khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

a
Một điểm sạt lở trên địa bàn thôn Đông Sơn (xã Hòa Hiệp, huyện Cư Kuin) được cắm biểm cấm khai thác cát. 

Theo Quyết định, tổng diện tích các khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh gồm 2.007 khu vực, 2.187 vị trí, điểm với tổng diện tích trên 590.000 ha. Cụ thể, có 458 khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản với tổng diện tích trên 22.500 ha liên quan đến các diện tích đất thuộc khu vực di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh đang được nhà nước xem xét; đất quy hoạch cho các công trình giao thông, thủy lợi, công trình điện và đất dành cho công nghiệp.  1.549 khu vực, 2.187 vị trí, điểm cấm hoạt động khoáng sản với tổng diện tích gần 568.000 ha liên quan đến các diện tích đất thuộc khu vực di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ và đất quy hoạch là rừng phòng hộ; đất quốc phòng, an ninh; đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; đất thuộc hành lang hoặc phạm vi bảo vệ các công trình giao thông; hồ thủy lợi; công trình điện; thông tin liên lạc...

Việc khoanh vùng khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo quản lý, bảo vệ có hiệu quả tài nguyên khoáng sản chưa khai thác; ngăn chặn, xử lý các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, bảo vệ môi trường, sinh thái, đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản.

Thúy Hồng

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.