Multimedia Đọc Báo in

Tìm giải pháp phục hồi cảnh quan rừng đầu nguồn lưu vực sông Sêrêpốk.

16:51, 22/05/2019

Ngày 22-5, tại thị trấn Krông Kmar (huyện Krông Bông), Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Nhiệt đới Việt Nam phối hợp UBND huyện Krông Bông tổ chức Hội thảo “Giải pháp phục hồi cảnh quan rừng gắn với cải thiện sinh kế người dân lưu vực sông Sêrêpôk”.

Tham dự Hội thảo có 80 đại biểu đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị nghiên cứu, chủ rừng và cộng đồng bảo vệ rừng tại hai huyện Krông Bông, Lắk.

Theo đánh giá của Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Nhiệt đới Việt Nam, hai huyện Krông Bông và Lắk nằm trên đầu nguồn lưu vực sông Sêrêpôk là một trong những vùng có tiềm năng lớn về lâm nghiệp với hơn 180.000 ha rừng và đất lâm nghiệp (huyện Lắk có 98.794 ha và huyện Krông Bông 92.634 ha).

Rừng ở khu vực này đóng vai trò quan trọng trong phòng chống xói mòn đất, điều tiết nguồn nước và hạn chế thiên tai; là sinh kế đặc biệt của người dân nơi đây. 

Tiến sỹ Cao Thị Lý - Trường Đại học Tây Nguyên trình bày tham luận tại hội thảo
Tiến sỹ Cao Thị Lý - Trường Đại học Tây Nguyên trình bày tham luận tại hội thảo

Tuy nhiên, rừng ở lưu vực sông Sêrêpôk trên địa bàn 2 huyện Krông Bông và Lắk đang ngày càng bị suy giảm về cả diện tích lẫn chất lượng do bị phá, lấn chiếm trái phép. Chỉ tính riêng tại huyện Krông Bông, trong giai đoạn từ 2010 – 2017 diện tích rừng suy giảm là 12.972 ha. Việc mất rừng đã gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường, nguồn nước và an ninh lương thực của người dân, do đó việc bảo vệ tốt diện tích rừng đang có, nâng cao công tác phát triển rừng ở khu vực này hiện nay là điều hết sức bức thiết.

Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng nguyên nhân mất rừng là do áp lực từ việc gia tăng dân số khiến nhu cầu đất ở, đất sản xuất gia tăng; nạn dân di cư tự do; đời sống của người dân của người dân vùng đệm đang gặp nhiều khó khăn, sống phụ thuộc vào rừng; nguồn thu nhập từ công tác quản lý, bảo vệ rừng còn thấp… Do đó, giải pháp căn cơ cho vấn đề này vẫn là nâng cao thu nhập, cải thiện cho đời sống người dân ở khu vực này.

Đại diện UBND xã Nam Kar phát biểu tại hội thảo
Đại diện UBND xã Nam Kar phát biểu tại hội thảo

Trong đó, các địa phương cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để giúp người dân ở khu vực này như: tuyên truyền, kết nối để tạo việc làm cho người dân thông qua xuất khẩu lao động, đi lao động ngoại tỉnh; hỗ trợ vay vốn ngân hàng để sản xuất; khuyến khích người dân trồng rừng…

Đặc biệt, cần quan tâm xây dựng những mô hình canh tác nông lâm nghiệp kết hợp phù hợp để vừa mang lại lợi ích kinh tế, vừa tăng độ che phủ của rừng. Cùng với đó, các địa phương, đơn vị chủ rừng cũng cần tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, xử lý nghiêm các hành vi phạm gây ảnh hưởng đến tài nguyên rừng.

Vạn Tiếp

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.