Multimedia Đọc Báo in

Trường Phổ thông dân tộc nội trú Tây Nguyên:

Năm học mới, nói "không" với bệnh thành thành tích

10:05, 05/09/2019
 Sáng 5-9, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Y Biêr Niê đã đến dự Lễ khai giảng năm học mới 2019 – 2020 với thầy và trò Trường Phổ thông dân tộc nội trú Tây Nguyên (Học viện Khoa học Quân sự - Bộ Quốc phòng).
 
Năm học 2019 – 2020, Trường Phổ thông dân tộc nội trú Tây Nguyên có 13 lớp THCS và 15 lớp THPT, với tổng cộng 1.049 học sinh. Trường có 46 giao viên cơ hữu đạt chuẩn 100%, 50,8% đạt trên chuẩn, trong đó có 19 thạc sĩ. 
 
Giáo viên, học sinh trường Phổ thông dân tộc nội trú Tây Nguyên dự Lễ Khai giảng
Giáo viên, học sinh trường Phổ thông dân tộc nội trú Tây Nguyên dự Lễ Khai giảng

Năm học này, trường có cơ sở vật chất khang trang với 28 phòng học đạt chuẩn, 5 phòng tin học và thí nghiệm, nhà ăn tập thể 1.000 chỗ cùng hệ thống bể bơi, sân thể thao các môn. Trong năm học mới, nhà trường thực hiện giảng dạy theo chương trình chuẩn Quốc gia, tổ chức học tập, sinh hoạt theo 3 mô hình: bán trú, nội trú và ngoại trú.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Y Biêr Niê tặng quà cho Trường Phổ thông dân tộc nội trú Tây Nguyên
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Y Biêr Niê tặng quà cho Trường Phổ thông dân tộc nội trú Tây Nguyên

 

Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú Tây Nguyên đánh trống khai giảng năm học mới
Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú Tây Nguyên đánh trống khai giảng năm học mới

Bên cạnh đó, nhà trường chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, bảo đảm đánh giá đúng thực chất năng lực học sinh và đặc biệt nói "không" với bệnh thành tích; đồng thời, tăng cường giáo dục đạo đức, thể chất và các môn năng khiếu để học sinh phát triển một cách toàn diện.

 
Minh Thông
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.