Multimedia Đọc Báo in

Sơ kết 1 năm triển khai gửi và nhận văn bản điện tử

16:51, 15/11/2019

Sáng 15-11, Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết 1 năm triển khai Quyết định số 28-2018-QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (viết tắt là Quyết định 28) về gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước. 

Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Đắk Lắk có Chánh Văn phòng UBND tỉnh Bùi Hồng Quý và lãnh đạo một số sở, ban, ngành.

Triển khai Quyết định số 28 từ tháng 9-2018 đến tháng 9-2019, Văn phòng Chính phủ đã tích cực phối hợp với 31 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Văn phòng Trung ương Đảng thực hiện kết nối, liên thông, thí điểm và chính thức gửi, nhận văn bản điện tử thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng phát biểu tại hội nghị ( ảnh chụp qua màn hình))
Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng phát biểu tại hội nghị (Ảnh chụp qua màn hình).

Sau một năm triển khai, đã có 95/95 đơn vị (100%) gồm: các bộ, ngành, địa phương và Văn phòng Trung ương Đảng đã kết nối, liên thông gửi, nhận văn bản điện tử ở hai cấp chính quyền với Trục liên thông văn bản quốc gia với 163.107 văn bản gửi và 488.165 văn bản nhận, trong đó có 116.630 văn bản gửi, 343.547 văn bản nhận của cấp bộ, ngành, tỉnh, thành phố; 44.889 văn bản gửi, 143.697 văn bản nhận của cấp cục, vụ, sở, ngành, quận huyện; 1588 văn bản gửi, 921 văn bản nhận của cấp phường xã; có 63/95 bộ, ngành, địa phương nâng cấp phần mềm quản lý văn bản và điều hành (QLVB&ĐH) đang chạy chính thức; 28 cơ quan đang triển khai nâng cấp và đã có 84/95 đơn vị phản hồi từ 5 trạng thái trở lên; 10/95 cơ quan đã phản hồi từ 3 đến đến 5 trạng thái.

Ban Cơ yếu Chính phủ, hiện nay Ban Cơ yếu đã cung cấp trên 220.000 chứng thư số cho 95 đầu mối và 351 chứng thư số cho lãnh đạo cấp bộ, cấp tỉnh; đã có 84/95 (88%) bộ, ngành, địa phương tích hợp chữ ký số chuyên dùng Chính phủ vào hệ thống QLVB&ĐH.

Các địa biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Đắk Lắk
Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Đắk Lắk.

Tại Đắk Lắk, đến nay đã có 100% sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai phần mềm iDesk kết nối, liên thông gửi, nhận văn bản điện tử; có ký số ở hai cấp chính quyền và Trục liên thông văn bản quốc gia; UBND các huyện, thị xã, thành phố đã gửi văn bản điện tử có ký số cho các cơ quan cấp xã. Tính đến tháng 11-2019 có tổng số 85.250 văn bản gửi và 260.923 văn bản nhận trên Trục liên thông văn bản của tỉnh.

Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương sớm ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử theo quy định tại Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg bảo đảm căn cứ pháp lý, thống nhất trong triển khai từ Trung ương đến địa phương và trong nội bộ các đơn vị; tập trung chỉ đạo thực hiện tốt việc gửi, nhận văn bản điện tử; tuân thủ các quy định về thời gian gửi, nhận văn bản và cập nhật đầy đủ nội dung thông tin, phát hành, gửi văn bản điện tử đúng thẩm quyền; có cơ chế bảo đảm khả năng hoạt động ổn định đối với hạ tầng kỹ thuật phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử…

Bảo Ngọc


 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.