Multimedia Đọc Báo in

Tăng cường thanh, kiểm tra an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc

16:16, 18/02/2020

Theo kế hoạch triển khai Tháng hành động ATVSLĐ năm 2020 của UBND tỉnh, các hoạt động sẽ tập trung hướng về doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, người lao động; đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí...

Theo đó, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2020 diễn ra từ ngày 1-5 đến 31-5-2020 với chủ đề “Đẩy mạnh cải thiện điều kiện lao động và kiểm soát các nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ tại nơi làm việc”. Toàn tỉnh đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền sâu rộng về biện pháp phòng ngừa, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm có hại tại nơi làm việc nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, người lao động trong công tác cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo sức khỏe, đảm bảo tính mạng của người lao động.

a
Lao động làm việc tại một nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn huyện M'Đrắk. (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, các ngành, địa phương tăng cường tổ chức, thanh tra, kiểm tra theo chuyên ngành hoặc liên ngành về ATVSLĐ trong một số ngành nghề có nguy cơ rủi ro cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; đặc biệt là các nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm ATVSLĐ, công tác huấn luyện, đo kiểm môi trường lao động, kiểm định máy, thiết bị, vật tư… Đồng thời, triển khai Luật ATVSLĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến doanh nghiệp, người lao động; thúc đẩy doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh triển khai thực hiện công tác huấn luyện ATVSLĐ; cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc sức khỏe người lao động; xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc, chủ động phòng ngừa, giảm ô nhiễm môi trường lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững trong hoạt động sản xuất kinh doanh…

Thúy Hồng

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.