Multimedia Đọc Báo in

Đắk Lắk có 2 HTX được đề xuất tham gia Đề án "Nhân rộng mô hình HTX kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước"

15:53, 02/10/2020

Trong hai ngày 1 và 2-10, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) phối hợp với Sở KH&ĐT tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về Đề án “Lựa chọn hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước, giai đoạn 2021 - 2025”.

Mục tiêu của Đề án là nhằm phát triển đa dạng các loại hình HTX, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống thành viên; Nâng cao nhận thức và tạo sức hút để người dân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia, liên kết với HTX; Tập trung các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cho mô hình HTX thí điểm... 

Các đại biểu tham gia hội thảo
Các đại biểu tham gia hội thảo

Triển khai Đề án này, tỉnh Đắk Lắk có 2 HTX được Sở KH&ĐT đề xuất tham gia là HTX thương mại dịch vụ công bằng Ea Kiết (huyện Cư M’Gar) và HTX dịch vụ tổng hợp, nông nghiệp Thăng Bình (huyện Krông Bông).

Theo thống kê của Bộ KH&ĐT, năm 2019 cả nước đã thành lập mới được 2.431 HTX và 18 Liên hiệp HTX và có 668 HTX giải thể. Doanh thu bình quân của HTX đạt 3,37 tỷ đồng/năm, tăng 9% so với năm 2018, lãi bình quân của 1 HTX là 248 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân của một lao động thường xuyên trong HTX là 44 triệu đồng/năm.

Đại biểu tham gia ý kiến tại hội thảo
Đại biểu tham gia ý kiến tại hội thảo

Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy trong năm 2019 số lượng HTX hoạt động hiệu quả chiếm tỷ lệ chưa cao, trong khi đó tỷ lệ HTX hoạt động yếu kém, ngưng hoạt động hoặc chờ giải thể còn nhiều.

Đơn cử như TP. Hồ Chí Minh số HTX hoạt động hiệu quả là 231/623 HTX chiếm 37%. Riêng tại, Đắk Lắk tỷ lệ này là 52% (262/500 HTX).

 

Lê Hương

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.