Multimedia Đọc Báo in

Cử tri huyện Cư M'gar kiến nghị nhiều vấn đề dân sinh

17:17, 24/11/2020

Sáng 24-11, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Y Biêr Niê làm Trưởng đoàn có buổi tiếp xúc với cử tri huyện Cư M’gar sau Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.

Tham dự hội nghị tiếp xúc cử tri có Phó trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Đặng Xuân Phương; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Ngô Trung Thành, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan và gần 300 cử tri thị trấn Quảng Phú, xã Quảng Tiến, Ea Kpam.

C

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Cư M’gar.

Tại hội nghị, đại diện Đoàn ĐBQH tỉnh đã thông tin đến cử tri về Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV diễn ra trong 18 ngày được chia thành 2 đợt, kết hợp giữa họp trực tuyến và tập trung. Kỳ họp thứ 10 đã thông qua 7 luật, 13 nghị quyết, cho ý kiến về 4 dự án luật; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII (chất vấn và trả lời chất vấn); xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội, tài chính, ngân sách, nhân sự…

Cử tri
Cử tri Nguyễn Thị Hường, thị trấn Quảng Phú kiến nghị vấn đề thoát nước đô thị trung tâm thị trấn Quảng Phú.

Cử tri đánh giá cao công tác chỉ đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Đặc biệt, công tác cải cách hành chính thời gian qua đã giúp người dân, doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí khi thực hiện các thủ tục liên quan, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Tuy nhiên, để thích ứng với bối cảnh hội nhập toàn cầu, cử tri huyện Cư M’gar kiến nghị Quốc hội cần chú trọng hơn đến việc kiện toàn hệ thống pháp luật; siết chặt quản lý an ninh mạng, điện năng lượng mặt trời; khai thác tài nguyên, khoáng sản…

Ông Lê Tự Do, thôn 2, xã Ea Kpam kiến nghị về tình trạng giao thông xuống cấp trên địa bàn
Cử tri Lê Tự Do (thôn 2, xã Ea Kpam) kiến nghị về tình trạng giao thông xuống cấp.

Bên cạnh đó, cử tri còn phản ánh: Hiện nay, nhiều tuyến đường giao thông trên địa bàn huyện Cư M’gar xuống cấp, hư hỏng ảnh hưởng đến giao thương hàng hóa, giá cả nông sản, cần quan tâm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; thực hiện các chính sách liên quan đến Chương trình xây dựng nông thôn mới đồng bộ để phát huy tốt sức dân; việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm; giá cả vật tư đầu vào cao nhưng chất lượng chưa bảo đảm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh nông nghiệp của nông dân; sớm giải quyết việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho bà con dân tộc thiểu số buôn Bring (182 hộ, với 897 khẩu), xã Ea Kpam...

Ông Phạm Trung Nghĩa, Quyền Chủ tịch UBND huyện Cư M’gar trả lời các kiến nghị của cử tri tại hội nghị
Ông Phạm Trung Nghĩa, Quyền Chủ tịch UBND huyện Cư M’gar trả lời các kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết tại hội nghị

Cử tri cũng kiến nghị về hệ thống thoát nước khu vực trung tâm thị trấn Quảng Phú chưa đồng bộ; tuyến Tỉnh lộ 8 đi tắt qua thị xã Buôn Hồ có mật độ dân đông, lưu lượng xe nhiều, đặc biệt là các xe có tải trọng lớn do đó cần có sự nghiên cứu, khảo sát xây dựng tuyến đường tránh phía Đông thị trấn Quảng Phú nhằm hạn chế xe có tải trọng lớn đi vào nội thị để bảo vệ các tuyến đường trọng điểm trong khu dân cư. 

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Y Biêr Niê phát biểu tại hội nghị
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Y Biêr Niê phát biểu tại hội nghị

Tại hội nghị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Y Biêr Niê đã ghi nhận các ý kiến tại hội nghị của cử tri. Đa số các ý kiến đã được chính quyền địa phương và ngành chức năng trả lời trực tiếp tại hội nghị. Những ý kiến, kiến nghị vượt thẩm quyền được Đoàn ĐBQH ghi nhận, tổng hợp, kiến nghị Quốc hội và các bộ, ngành liên quan, đặc biệt là các nội dung liên quan đến vật tư nông nghiệp, củng cố hệ thống pháp quyền để đáp ứng tình hình mới. 

Thanh Hường


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.