Multimedia Đọc Báo in

Tổng kết dự án Quản trị tài nguyên bền vững và cải thiện sinh kế vùng đầu nguồn sông Sêrêpốk

17:51, 26/11/2020
Ngày 26-11, Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Nhiệt đới (Tropenbos Việt Nam), Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), và Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt (VietNature) phối hợp tổ chức Hội thảo tổng kết dự án Quản trị tài nguyên bền vững và cải thiện sinh kế vùng đầu nguồn lưu vực sông Sêrêpốk.
 
Dự hội thảo có hơn 30 đại biểu, đại diện Sở NN-PTNT tỉnh, Trường Đại học Tây Nguyên, Chi cục Kiểm lâm, các nhà quản lý cấp huyện, các chủ rừng và cộng đồng bảo vệ rừng thuộc hai huyện Lắk và Krông Bông cùng các bên liên quan.
 
Các đại biểu tham dự hội thảo
Các đại biểu tham dự hội thảo
 
Dự án Quản trị tài nguyên bền vững và cải thiện sinh kế vùng đầu nguồn lưu vực Sêrêpốk nằm trong khuôn khổ chương trình Liên minh sinh kế xanh (Green Livelihood Alliance – GLA) được thực hiện trong giai đoạn 2016 – 2020. Tại Việt Nam, chương trình GLA được thực hiện bởi 3 tổ chức: Tropenbos Việt Nam, PanNature và VietNature, tập trung vào phục hồi cảnh quan rừng và cải thiện sinh kế bền vững của người dân ở lưu vực sông Sêrêpốk, cụ thể là khu vực thượng nguồn sông Sêrêpốk thuộc hai huyện Lắk và Krông Bông.
 
Ông Trần Hữu Nghị- Giám đốc Tropenbos Việt Nam phát biểu tại hội thảo
Ông Trần Hữu Nghị, Giám đốc Tropenbos Việt Nam phát biểu tại hội thảo
 
Trong giai đoạn 2017 – 2020, Dự án đã hỗ trợ xây dựng các chính sách về rừng, đất đai; khuyến khích các thực hành tốt về phục hồi cảnh quan rừng, sinh kế bền vững; tổ chức các hội thảo cấp tỉnh, huyện, tập huấn kỹ thuật về cơ hội phục hồi cảnh quan rừng; hỗ trợ 25 hộ ở xã Hòa Lễ, xã Hòa Phong (huyện Krông Bông) trồng 24.000 cây bản địa trên 44 ha; 25 hộ ở vùng đệm Vườn quốc gia Chư Yang Sin  trồng 16.000 cây trên 22 hecta; phổ biến, nhân rộng ở nhóm Thiện nguyện Trái tim xanh trồng 149.000 cây bản địa trên địa bàn các xã thuộc huyện Krông Bông theo kỹ thuật mô hình ở vùng đệm Vườn quốc gia Chư Yang Sin…
 
Đại diện huyện Krông Bông bày tỏ mong muốn, tâm tình tại hội thảo
Đại diện huyện Krông Bông trình bày ý kiến tại hội thảo
 
Tại hội thảo, các đối tác của dự án và các bên liên quan cùng nhau thảo luận các vấn đề: Tính bao trùm trong chính sách liên quan đến quản trị tài nguyên; văn hóa hợp tác của các bên liên quan trong quản trị tài nguyên; điều phối giữa các bên trong thực thi quản trị tài nguyên; áp dụng các thực hành quản lý tài nguyên bền vững, thân thiện với môi trường; những tham gia, đóng góp của các bên liên quan trong tiến trình của dự án và tiềm năng tham gia trong thời gian tới; tác động của dự án đến quản trị tài nguyên nói chung và tài nguyên rừng nói riêng, sinh kế của người dân địa phương…
 
Quỳnh Anh
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.