Multimedia Đọc Báo in

176 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt danh hiệu chuẩn văn hóa 5 năm (2016 - 2020)

10:16, 27/05/2021

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cho biết, toàn tỉnh có 176 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là đơn vị) được UBND tỉnh công nhận danh hiệu “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” trong phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa 5 năm (giai đoạn 2016 - 2020). 

Cụ thể: huyện Ea Kar có 57 đơn vị; huyện Krông Pắc: 46 đơn vị; thị xã Buôn Hồ: 41 đơn vị; huyện Ea Súp: 23 đơn vị và huyện Krông Năng: 9 đơn vị.

 

Kho Bạc Nhà nước huyện Krông Pắc  là
Cơ quan Kho Bạc Nhà nước huyện Krông Pắc là một trong 176 đơn vị đạt danh hiệu chuẩn văn hóa 5 năm liền. (Trong ảnh: Khách hàng đến giao dịch tại Kho Bạc Nhà nước huyện Krông Pắc).

 

Đây là năm có số lượng đơn vị được UBND tỉnh công nhận danh hiệu “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” 5 năm nhiều nhất 3 năm trở lại đây. Trước đó, năm 2020 toàn tỉnh có 15 đơn vị, đều thuộc huyện Krông Năng được công nhận (theo Quyết định số 631/QĐ-UBND ngày 27-3-2020); năm 2018 có 44 đơn vị được công nhận, gồm: huyện Krông Năng 43 đơn vị và huyện Ea H’leo có 1 đơn vị (theo Quyết định số 3154/QĐ-UBND ngày 20-11-2018). Năm 2019 không có cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được công nhận.

Những kết quả đạt được trong xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa đã góp phần tạo sự chuyển biến tích cực, xây dựng đời sống văn hóa cho người lao động. Nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã cụ thể hóa nội dung xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa thành các chương trình, mục tiêu riêng, gắn với công tác cải cách hành chính; nâng cao ý thức trách nhiệm, xây dựng tinh thần làm việc khoa học, văn minh cho cán bộ, viên chức, người lao động; thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí…

Ân Hoàng

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.