Multimedia Đọc Báo in

Hơn 240 nghìn thẻ căn cước công dân được chuyển đến tay khách hàng qua dịch vụ bưu chính công ích

17:07, 29/07/2021
Bưu điện tỉnh Đắk Lắk cho biết, từ tháng 3 đến cuối tháng 7-2021, ngành Bưu điện đã tiếp nhận 922 nghìn thẻ căn cước công dân (CCCD) từ cơ quan công an, trong đó đã chuyển phát được 242 nghìn thẻ đến tay khách hàng.
 
Ông Nguyễn Sơn Hà, Giám đốc Bưu điện tỉnh cho hay, để đạt được kết quả trên là nỗ lực rất lớn của cán bộ, toàn thể nhân viên ngành Bưu điện trên địa bàn tỉnh, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp như hiện nay.
 
a
Bưu tá Bưu điện tỉnh Đắk Lắk giao thẻ căn cước công dân cho khách hàng tại phường Tự An, TP. Buôn Ma Thuột. (Ảnh chụp trước thời điểm TP. Buôn Ma Thuột thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16).
 
Đặc thù công việc nên hằng ngày cán bộ, nhân viên bưu điện phải tiếp xúc với rất nhiều người, nhất là đội ngũ bưu tá. Do vậy, trong làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư, Bưu điện tỉnh đã hỗ trợ một phần kinh phí xăng xe, trang bị đồ bảo hộ phòng dịch để các bưu tá sử dụng trong quá trình làm nhiệm vụ. Cụ thể, mỗi bưu tá được hỗ trợ 2 chai nước rửa tay sát khuẩn, 1 hộp khẩu trang, 1 kính chống giọt bắn. Tổng kinh phí hỗ trợ là hơn 30 triệu đồng.
 
Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo Bưu điện tỉnh luôn động viên tinh thần, khen thưởng kịp thời để lực lượng bưu tá nỗ lực hơn nữa trong việc chuyển phát thẻ CCCD đến tay khách hàng.
 
Xác định nghề giao bưu sẽ rất nguy hiểm trong mùa dịch nên khi TP. Buôn Ma Thuột triển khai lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho các trường hợp làm nghề giao hàng, Bưu điện tỉnh đã thông báo và tạo điều kiện về thời gian để tất cả bưu tá do đơn vị quản lý đến lấy mẫu xét nghiệm. Qua đó, mang lại sự yên tâm cho các bưu tá trong quá trình làm nhiệm vụ chuyển phát thẻ CCCD đến tay người dân.

Khánh Huyền


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.