Multimedia Đọc Báo in

PC Đắk Lắk:

Kích hoạt tình huống 2 - Phương án phòng, chống dịch COVID-19

17:26, 19/07/2021

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, Công ty Điện lực Đắk Lắk (PC Đắk Lắk) đã nhanh chóng kích hoạt thực hiện tình huống 2 - Phương án phòng, chống dịch COVID-19 từ ngày 19-7-2021.

Tình huống 2 được thực hiện trong trường hợp nhiều địa phương trong nước có ca nhiễm COVID-19, tỉnh Đắk Lắk đã có một số người nhiễm; một vài khu vực trong tỉnh đã có lệnh phong tỏa; chưa có lệnh giãn cách xã hội của tỉnh; cán bộ công nhân viên Công ty chưa có ca nhiễm COVID-19.

Trên cơ sở phương án được lập, PC Đắk Lắk đã kích hoạt trực vận hành điều độ hệ thống, viễn thông dùng riêng theo chế độ trực tập trung tại cơ quan với 2 nhóm, mỗi nhóm 10 người (gồm 9 người Phòng Điều độ và 1 người Phòng Công nghệ thông tin); mỗi đợt liên tục trong 7 ngày. Các cán bộ công nhân viên còn lại hoặc ngoài thời gian trực tập trung sẽ làm việc từ xa, tuân thủ các biện pháp phòng dịch theo quy định.

a
Cán bộ công nhân viên PC Đắk Lắk đang trực vận hành hệ thống điện theo chế độ tập trung.

Đồng thời, tất cả cán bộ công nhân viên trong Công ty tiếp tục thực hiện khai báo y tế hằng ngày, không di chuyển đến các vùng có dịch đã được Bộ Y tế công bố nếu không được sự đồng ý của Giám đốc Công ty; tăng cường cài đặt, sử dụng ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19; tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, UBND tỉnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực miền Trung và các phương án, chỉ đạo của Công ty về công tác phòng, chống dịch; in và niêm yết mã QR Code đã đăng ký “Điểm kiểm dịch” tại đơn vị để phục vụ check-in khai báo y tế. Ngoài ra, các đơn vị cũng chuẩn bị sẵn sàng thực hiện phương án 3, phòng khi diễn biến dịch bệnh xấu hơn.

Tất Thủy


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.