Multimedia Đọc Báo in

Sở Công thương hướng dẫn danh mục hàng hóa thiết yếu

15:05, 25/07/2021

Ngày 25-7, Sở Công thương ban hành văn bản hướng dẫn về hàng hóa thiết yếu khi thực hiện áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31-3-2020 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột và huyện Cư Kuin.

Theo đó, hàng hóa thiết yếu là những hàng hóa gồm: lương thực; thực phẩm tươi sống; hàng công nghệ phẩm; các nhu yếu phẩm cần thiết; nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hóa; hàng hóa thiết yếu khác.

Cụ thể, lương thực bao gồm: gạo tẻ, gạo nếp, vừng, đậu, ngô, khoai, sắn, bột, tinh bột (các sản phẩm từ bột, tinh bột).

Thực phẩm tươi sống gồm: thịt (các sản phẩm từ thịt); thủy, hải sản (các sản phẩm từ thủy, hải sản); rau, củ, quả (các sản phẩm từ rau, củ, quả); trái cây (các sản phẩm từ trái cây); trứng (các sản phẩm từ trứng).

Hàng công nghệ phẩm gồm có muối; bột nêm; gia vị; nước mắm; đường; dầu ăn; sữa các loại; mỳ gói các loại; thực phẩm bao gói sẵn; bánh, kẹo; thực phẩm khác phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người dân; nước uống, nước giải khát các loại đóng chai, lon, thùng.

Người dân mua hàng thiết yếu tại siêu thị Co.opmart Buôn Ma Thuột
Người dân mua hàng thiết yếu tại siêu thị Co.opmart Buôn Ma Thuột.

Đối với các nhu yếu phẩm cần thiết, bao gồm vật tư y tế; thuốc chữa bệnh; dược phẩm; khẩu trang; sản phẩm dùng để tẩy rửa; diệt côn trùng; vệ sinh cá nhân; nước kháng khuẩn; giấy vệ sinh; băng vệ sinh; bĩm, tả; sản phẩm dùng để tắm, giặt; dầu gội.  

Nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hóa có xăng, dầu, gas, khí đốt; nguyên liệu, vật liệu khác phục vụ sản xuất; dịch vụ cung cấp điện, nước cho sản xuất và đời sống.

Hàng hoá thiết yếu khác bao gồm thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y.

Hướng dẫn này làm cơ sở để các đơn vị, địa phương có liên quan đuợc biết và thuận tiện trong việc thực hiện quản lý ở địa phương mình.

Đỗ Lan


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.