Multimedia Đọc Báo in

Tạm ngừng tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính mức độ 1, 2 tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh

10:26, 26/07/2021
Để đảm bảo việc giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC), đồng thời thực hiện theo đúng chỉ đạo của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc thực hiện giản cách xã hội theo Chỉ thị 16 đối với TP. Buôn Ma Thuột và huyện Cư Kuin, Văn phòng UBND tỉnh vừa có công văn về việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ TTHC tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh từ ngày 26-7 đến hết ngày 7-8-2021.
 
Theo đó, các sở, ban, ngành có TTHC thực hiện tại Trung tâm ngừng tiếp nhận hồ sơ TTHC mức độ 1, 2 (tiếp nhận trực tiếp tại Trung tâm) từ ngày 26-7 đến hết ngày 7-8.
 
Đối với các TTHC mức độ 3, 4 (tiếp nhận trực tuyến), công chức, viên chức của các sở, ban, ngành được cử đến làm việc tại Trung tâm thực hiện tiếp nhận, giải quyết bình thường.
 
Hướng dẫn người dân làm thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. (Ảnh minh họa)
Hướng dẫn người dân làm thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. (Ảnh minh họa)
 
Riêng đối với hồ sơ TTHC liên quan đến đăng ký giao dịch đảm bảo, vẫn tiếp nhận và trả giải quyết trực tiếp tại Trung tâm. Tất cả các trường hợp hồ sơ TTHC đã tiếp nhận trước ngày 26-7 (bao gồm mức độ 1, 2, 3, 4) sở, ban, ngành có trách nhiệm giải quyết đúng thời hạn theo quy định.
 
Đối với việc trả kết quả giải quyết TTHC, các hồ sơ TTHC có kết quả giải quyết trước ngày 26-7, nhưng tổ chức, cá nhân chưa đến nhận hoặc đã hẹn trả kết quả trong khoảng thời gian từ ngày 26-7 đến hết ngày 7-8 thì các sở, ban, ngành chủ động liên hệ với tổ chức, cá nhân để nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thông báo cho tổ chức, cá nhân (qua điện thoại và được sự đồng ý của tổ chức, cá nhân) nhận kết quả sau ngày 7-8, trừ trường hợp có thông báo khác.
 
Lan Anh
 

(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.