Multimedia Đọc Báo in

Tổng kết 5 năm thực hiện công tác lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số:

Đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ tỉnh đến cơ sở tăng cả về số lượng và chất lượng

22:22, 17/12/2010

Sau 5 năm thực hiện, công tác quy hoạch, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ DTTS trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả đáng kể. Đến nay, đội ngũ cán bộ DTTS từ tỉnh đến cơ sở đã tăng cả về số lượng và chất lượng, từng bước đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

 

Dạy nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số. Ảnh: TL

Hiện nay, toàn tỉnh có 39.799 cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có 4.635 cán bộ DTTS, chiếm 11,62% (tăng 0,39% so với năm 2005).  Bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ DTTS, nhất là cán bộ nguồn được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các cấp ủy, các ngành, các đơn vị đặc biệt quan tâm. Số lượng học sinh DTTS được cử tuyển đi học văn hóa, chuyên môn ngày càng tăng. Đặc biệt, trong những năm gần đây, tỉnh đã gửi nhiều con em cán bộ gia đình cách mạng là người DTTS đi đào tạo tại các trường, các lĩnh vực kinh tế, xã hội và các ngành…, trong quá trình đào tạo đã chú trọng bồi dưỡng kết nạp Đảng và sau khi ra trường được bố trí, tiếp nhận vào công tác tại các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố, thị xã và cơ sở. Nhờ vậy, trình độ của cán bộ DTTS nâng lên rõ rệt so với những năm trước đó. Cụ thể, cán bộ có trình độ đại học trở lên ở cấp tỉnh hiện có 69%, tăng 25,5% so với năm 2005; cấp huyện có 61%, tăng 18% so với năm 2005; cấp xã có 60% cán bộ có trình độ học vấn tốt nghiệp THPT. Trình độ lý luận chính trị cao cấp và cử nhân ở cấp tỉnh có 13,17%, tăng 4,4% so với năm 2005; cấp huyện có 15,38%, tăng 11,4% và cấp xã có 3,5%, tăng 1,5% so với năm 2005.

Ngoài ra, trong 5 năm thực hiện Nghị quyết 05, việc bố trí cán bộ DTTS vào các chức danh chủ chốt cũng được các cấp ủy đảng quan tâm. Qua bầu cử HĐND 3 cấp (2004-2011) và Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2010 – 2015, tỷ lệ cán bộ DTTS đều tăng hơn trước. Trong đó, tỷ lệ Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2010 – 2015 là người DTTS chiếm 32,7%, tăng 13,2% so với nhiệm kỳ 2005 – 2010; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện và tương đương trong nhiệm kỳ 2010 – 2015 là 16,4%, giảm so với nhiệm kỳ trước là 0,71%; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ cấp xã, phường, thị trấn nhiệm kỳ 2010 – 2015 là 13,91%, tăng 2,26% so với nhiệm kỳ trước đó… Việc đào tạo, bố trí và sử dụng cán bộ DTTS được thực hiện trên cơ sở quy hoạch cán bộ, chú trọng bố trí cán bộ phù hợp với trình độ chuyên môn, chuyên ngành đào tạo nhằm phát huy có hiệu quả đội ngũ cán bộ DTTS trong giai đoạn mới.

 

Các phát thanh viên phòng phát thanh tiếng dân tộc, Đài Tiếng nói Việt Nam thường trú tại Tây Nguyên đang trong giờ lên sóng.

Tuy nhiên, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 05 trên địa bàn tỉnh còn tồn tại một số hạn chế, đó là tỷ lệ cán bộ DTTS đang công tác tại các cơ quan, đơn vị, địa phương chưa đạt so với chỉ tiêu Nghị quyết đề ra (15%); tỷ lệ cán bộ DTTS được tuyển dụng vào công tác ở các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có tăng nhưng không nhiều so với năm 2005; cán bộ DTTS ở cơ quan nhà nước, doanh nghiệp có tỷ lệ thấp hơn so với cơ quan đảng, đoàn thể, đặc biệt, tỷ lệ cán bộ DTTS tham gia vào quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước còn ít; tính kế thừa giữa các thế hệ cán bộ DTTS chưa bảo đảm; một số cấp ủy, địa phương chưa mạnh dạn bố trí sử dụng cán bộ DTTS trẻ, có trình độ chuyên môn nhằm phát huy năng lực của đội ngũ này…

Kim Oanh

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.