Multimedia Đọc Báo in

Kỳ họp thứ 3 HĐND huyện Cư Kuin khóa II

17:03, 26/12/2011

Vừa qua, HĐND huyện Cư Kuin, khóa II nhiệm kỳ 2011-2016 đã tổ chức kỳ họp thường lệ thứ 3 để đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết của HĐND huyện về kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng năm 2011 và bàn phương hướng, nhiệm vụ năm 2012.

Trong năm 2011, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Cư Kuin vẫn đạt kết quả khả quan. Tổng giá trị sản xuất 1.297 tỷ đồng, tăng 12,59% so với năm 2010, trong đó: nông - lâm - ngư nghiệp đạt gần 709 tỷ đồng, tăng 4,11%; công nghiệp - xây dựng 222 tỷ đồng, tăng 22,78% so với năm 2010; thương mại - dịch vụ gần 367 tỷ đồng, tăng 26,09% so với năm trước. Thu nhập bình quân 12,85 triệu đồng/người/năm. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ đạt 900 tỷ đồng, tăng 18,55% so với năm 2010. Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước gần 112 tỷ đồng, tăng 18,8% so với năm 2010; trong đó thu thuế, phí và lệ phí 95 tỷ đồng, tăng 26,03% so với năm 2010; thu biện pháp tài chính 16.892 tỷ đồng. Lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ Gia đình văn hóa được công nhận 67,1%; cơ quan, đơn vị, trường học đạt danh hiệu văn hoá 82,3%; thôn buôn đạt danh hiệu văn hóa 47%. Các chính sách xã hội được thực hiện kịp thời, đầy đủ.

Tại kỳ họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận, quyết nghị mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 với các mục tiêu chủ yếu sau: Tổng giá trị sản xuất tăng trưởng từ 12-13% so với năm 2011; huy động vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 600 tỷ đồng; tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước trên địa bàn hơn 139 tỷ đồng; phấn đấu nâng cấp, cải tạo nhựa hoặc bê tông hóa 100% đường đến trung tâm xã. Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 14,5%.

Kỳ họp cũng đã thảo luận, xem xét đơn xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu của 3 đại biểu HĐND khóa II, miễn nhiệm và giới thiệu nhân sự bầu bổ sung thành viên UBND huyện, miễn nhiệm và bầu Ủy viên Thường trực HĐND huyện khóa II.

Phạm Thị Thừa

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.