Multimedia Đọc Báo in

Các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

09:31, 03/02/2012

Được sự chỉ đạo có chiều sâu của Hội LHPN tỉnh, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” từ “Học tập” sang “Làm theo”. Hội đã tổ chức cho hội viên đăng ký thực hiện các hoạt động làm theo; thông qua các mô hình tiết kiệm trong chi tiêu sản xuất, sinh hoạt, tiêu dùng, điện, nước, tiết kiệm theo tổ nhóm và cá nhân hộ gia đình. Các mô hình thực hành tiết kiệm được hướng dẫn triển khai nhân rộng như: Mô hình “Ống tiền tiết kiệm”, “Nuôi heo đất”, “ Hũ gạo tình thương” có 197.458 hội viên phụ nữ học tập và làm theo. Năm 2011 xây dựng mới 247 “Hũ gạo tiết kiệm” nâng tổng số lên 2.276 hũ, thu được 21.551 kg gạo, có 1.360 con heo đất, nâng tổng số lên 3.569 con; 602 “Ống tiền tiết kiệm”, nâng tổng số lên 1.155 ống; số tiền từ nuôi heo đất và ống tiền tiết kiệm thu được 1.780.479.000đ, Hội có kế hoạch giúp cho 1.125 hộ gia đình hội viên có hoàn cảnh khó khăn vay đầu tư sản xuất.                 

Ngoài ra, các cấp hội còn phát động phong trào “Trồng cây ơn Bác”, trồng cây xanh, thi viết, thi kể chuyện tìm hiểu thân thế sự nghiệp của Bác, tổ chức biểu diễn văn nghệ “Đêm nhớ Bác”. Từ phong trào “Làm theo” tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhiều cơ sở Hội đã lồng ghép việc thực hành tiết kiệm với các hoạt động nhân đạo, từ thiện, giúp đỡ chị em khó khăn, phát huy tinh thần tương thân, tương ái trong các tầng lớp phụ nữ. Qua 5 năm thực hiện Cuộc vận động, đã tạo sự chuyển biến tích cực trong tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức của hội viên, phụ nữ; đổi mới nội dung lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ Hội, với phương châm hướng mạnh và đầu tư cho cơ sở, nắm tâm tư, nguyện vọng và giải quyết những vấn đề bức xúc của phụ nữ ở cơ sở…     

Lê Thị Hằng Nga
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.