Multimedia Đọc Báo in

Chú trọng công tác phát triển đảng viên người dân tộc thiểu số

09:15, 11/12/2015
Trong những năm qua, cấp ủy các cấp trong tỉnh đã chú trọng đến công tác tạo nguồn, phát triển đảng viên người dân tộc thiểu số (DTTS) như: ban hành các nghị quyết chuyên đề, thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể, xác định chỉ tiêu phát triển đảng viên là người DTTS để phấn đấu thực hiện; tích cực tuyên truyền để đồng bào các DTTS hiểu đúng về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đối với các chi bộ thôn, buôn có ít đảng viên là người tại chỗ thì cấp ủy phân công ủy viên phụ trách từng chi bộ, trực tiếp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong phát triển đảng viên. Các chi bộ phân công đảng viên chính thức có kinh nghiệm, uy tín để giúp đỡ các quần chúng ưu tú trong quá trình phấn đấu, rèn luyện. Một số cấp ủy đã tiến hành rà soát, lập danh sách những quần chúng ưu tú đã học lớp nhận thức về Đảng, những quần chúng sẽ cử đi học; chỉ đạo các tổ chức đoàn thể triển khai các phong trào thi đua, qua đó phát hiện những đoàn viên, hội viên tiêu biểu, những quần chúng ưu tú có khả năng kết nạp trong thời gian đến… để có hướng bồi dưỡng kết nạp quần chúng vào Đảng.

Nhờ triển khai thực hiện đồng bộ và có hiệu quả nên công tác xây dựng Đảng vùng đồng bào DTTS đã có nhiều chuyển biến tích cực, đội ngũ đảng viên người DTTS  trong tỉnh không ngừng tăng về số lượng và chất lượng. Từ năm 2010 đến nay, toàn tỉnh đã kết nạp được 3.767 đảng viên là người DTTS, nâng số đảng viên là người DTTS tỉnh ta từ 6.812 người vào đầu nhiệm kỳ lên 10.084 đảng viên vào cuối quý III năm 2015.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn một số cấp ủy, chi bộ chưa thật sự nắm chắc được diễn biến tư tưởng của đảng viên và nhân dân, nhất là các vấn đề liên quan đến an ninh chính trị trong những buôn đồng bào DTTS. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số tổ chức cơ sở đảng còn yếu, nhất là việc cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng vào thực tế địa phương ở một số nơi còn lúng túng, bị động, chưa đủ sức giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh từ cơ sở, nhất là về vấn đề chính sách tôn giáo, chính sách dân tộc. Tỷ lệ đảng viên người DTTS còn ở mức thấp so với tỷ trọng cơ cấu dân số, nhiều người trong ban tự quản, già làng, trưởng buôn, lãnh đạo đoàn thể ở các thôn, buôn vẫn chưa là đảng viên. Một số quần chúng chưa nhận thức đầy đủ về những nội dung quy định hiện hành, dẫn đến động cơ phấn đấu vào Đảng chưa cao...

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác phát triển đảng viên người DTTS, xây dựng tổ chức đảng trong vùng có đông đồng bào DTTS, thiết nghĩ cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp cần triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến đồng bào DTTS; chú trọng công tác quy hoạch và bồi dưỡng nguồn phát triển đảng viên phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi vùng; tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng cảm tình Đảng ngay tại thôn buôn, tạo điều kiện thuận lợi cho quần chúng tham gia học tập, trong đó cần xây dựng chương trình giảng dạy phù hợp với đối tượng là người DTTS; tiếp tục thực hiện chủ trương tăng cường đưa cán bộ, đảng viên chủ chốt ở xã xuống thôn, buôn để làm nòng cốt trong các hoạt động và tạo nguồn phát triển đảng viên tại chỗ. Bên cạnh đó, cần định kỳ sơ kết đánh giá thực hiện công tác phát triển đảng viên là người DTTS để thấy rõ những thuận lợi khó khăn, vướng mắc qua đó rút kinh nghiệm, đề ra các giải pháp có hiệu quả đúng hướng cho những năm tiếp theo; thường xuyên tổ chức gặp mặt các già làng, trưởng buôn, người có uy tín vùng đồng bào DTTS, tạo điều kiện để họ có thể giao lưu, trao đổi những kinh nghiệm về công tác hòa giải, công tác xây dựng phong trào tự quản ở các thôn, buôn. Mặt khác, quan tâm đầu tư trực tiếp cho các buôn đồng bào DTTS để các hộ có điều kiện phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. 

Nguyễn Phú Lập 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.