Multimedia Đọc Báo in

Kết quả bước đầu trong thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TW của Bộ Chính trị ở Đảng bộ xã Hòa Sơn

07:43, 22/08/2017

Đảng bộ xã Hòa Sơn (huyện Krông Bông) hiện có 22 chi bộ trực thuộc (trong đó có 14 chi bộ thôn, 1 chi bộ buôn, 5 chi bộ trường học, 1 chi bộ quân sự, 1 chi bộ trạm y tế) với số lượng đảng viên đông nhất huyện (236 đảng viên).

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Đảng ủy xã Hòa Sơn đẩy mạnh nâng cao nhận thức chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác; chỉ đạo cán bộ, đảng viên rèn luyện, trau dồi phẩm chất đạo đức, năng lực ngang tầm với nhiệm vụ được giao. Hầu hết các chi bộ đã đưa nội dung học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh lồng ghép vào các buổi sinh hoạt định kỳ hằng tháng; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và ý thức tự giác chấp hành của mỗi đảng viên. Đảng ủy xã đã chỉ đạo HĐND, UBND, UBMTTQ, các ban ngành đoàn thể xã và các chi bộ trực thuộc xây dựng chương trình hành động cụ thể cho từng bộ phận của mình đồng thời triển khai cho đảng viên đăng ký nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo chức năng nhiệm vụ của mình, xem đó là tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên cuối năm.

Thôn 4,  xã Hòa Sơn (huyện  Krông Bông) đón nhận danh hiệu “Thôn  văn hóa”.
Thôn 4, xã Hòa Sơn (huyện Krông Bông) đón nhận danh hiệu “Thôn văn hóa”.

Đảng bộ xã Hòa Sơn cũng đã triển khai hiệu quả việc vận động thực hiện “Tiết kiệm làm theo lời Bác” nhằm hỗ trợ cho các đối tượng đặc biệt khó khăn. Tính đến tháng 6-2017, toàn xã đã có 22/22 chi bộ; 10 chi hội đoàn thể thôn, buôn và 100% cán bộ, công nhân viên chức của xã hưởng ứng chương trình với tổng số tiền tiết kiệm đạt gần 70 triệu đồng. Nhiều mô hình, cách làm hay trong việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức, phong cách của Bác đã được các chi bộ triển khai hiệu quả với nhiều hình thức đa dạng. Cụ thể như: Chi bộ thôn 1 làm tốt công tác vận động tuyên truyền trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới; thôn 7 vận động nhân dân đóng góp tiền của, công sức xây dựng lại nhà sinh hoạt thôn với số tiền gần 300 triệu đồng; các thôn 4, 8, 10 vận động nhân dân thực hiện tốt mô hình “Thắp sáng đường quê”...

MTTQ xã đã vận động hơn 55 triệu đồng xây dựng Quỹ Vì người nghèo, triển khai hiệu quả Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Năm 2016, toàn xã Hòa Sơn có  1.829 hộ được công nhận gia đình văn hóa (đạt tỷ lệ 86%), trong đó có 1.240 hộ giữ vững danh hiệu “Gia đình văn hóa” 3 năm liên tục. Các tổ chức đoàn thể trên địa bàn xã vận động quyên góp được gần 14 triệu đồng và 787 kg gạo giúp các gia đình nghèo; xây dựng được 34 nhóm tiết kiệm và 4 tổ hùn vốn, huy động được 661 triệu đồng cho 847 hội viên vay. Một số mô hình kinh tế hiệu quả được xã triển khai như: mô hình nuôi bò nhốt thâm canh, vỗ béo tại thôn 8; chương trình “100 con bò sinh sản chung tay cùng phụ nữ nghèo” của Hội Phụ nữ xã... đã mở ra hướng sản xuất mới cho người dân trên địa bàn.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ở xã Hòa Sơn vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: xây dựng chương trình rèn luyện làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở một số chi bộ còn chung chung, chưa xây dựng được nội dung đột phá; nhiều đảng viên trẻ thiếu tính chiến đấu trong phê bình và tự phê bình, còn nể nang, ngại va chạm trong việc góp ý cho đồng chí, đồng nghiệp; những biểu hiện sai trái của tập thể, cá nhân chưa được giải quyết, xử lý kịp thời; việc tìm kiếm các mô hình hiệu quả để giúp người dân phát triển kinh tế, tăng thu nhập còn khiêm tốn...

Mộng Linh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.