Multimedia Đọc Báo in

Hội thi Giảng viên lý luận chính trị giỏi năm 2018

00:07, 31/03/2018
Sáng 30-3, Thành ủy Buôn Ma Thuột đã tổ chức Hội thi Giảng viên lý luận chính trị giỏi năm 2018.
th
Các đại biểu tham dự hội thi
 
Hội thi có sự tham gia của 7 thí sinh là giảng viên, giảng viên kiêm chức đang công tác tại các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn thành phố. Các thí sinh dự thi lựa chọn một bài trong các chương trình đào tạo lý luận chính trị để thực hiện 3 nội dung: soạn giáo án, giảng bài và trả lời câu hỏi. Trong đó phần thi giảng bài, thí sinh chọn giảng một hoặc nhiều phần nội dung giáo án đã soạn trước, trình bày trong 25 phút. Sau phần giảng bài, thí sinh trả lời câu hỏi của thành viên Ban Giám khảo liên quan trực tiếp đến nội dung bài giảng và trả lời không quá 5 phút. Kết quả thi được tính theo thang điểm 10 cho mỗi phần thi, ban giám khảo thực hiện chấm kín bằng phiếu.
 
th
Đại diện Ban giám khảo trao giải Nhì cho các thí sinh dự thi
 
Hội thi là dịp để đội ngũ giảng viên, giảng viên kiêm chức giao lưu học hỏi kinh nghiệm trong giảng dạy, thúc đẩy việc đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị, đưa hoạt động giảng dạy lý luận chính trị vào nền nếp, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương. 
th
Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Khắc Long trao giấy khen cho thí sinh đoạt giải Nhất. 
Kết thúc hội thi, thí sinh Ngô Trọng Yêm, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy đoạt giải Nhất; thí sinh Triệu Thị Tuyết Mai, Phó Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng chính trị thành phố đoạt giải Nhì; thí sinh Nguyễn Thanh Liêm, Chủ tịch Liên đoàn lao động thành phố và Mai Thị Hồng Hà, Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố đoạt giải Ba; các thí sinh Vũ Ngọc Hưng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, Hà Ngọc Anh, Phó Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên - Giáo dục nghề nghiệp thành phố và Nguyễn Thị Quỳnh Châu, giảng viên Trung tâm Bồi dưỡng chính trị thành phố đồng giải Khuyến khích. 
Hồng Chuyên
 
 
 
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.