Multimedia Đọc Báo in

Kỷ niệm 73 năm Ngày truyền thống ngành Thanh tra

19:28, 23/11/2018
Chiều ngày 23-11, Tranh tra tỉnh đã tổ chức Hội nghị phổ biến, triển khai Luật Tố cáo năm 2018 và gặp mặt cán bộ, công chức nhân kỷ niệm 73 năm Ngày truyền thống ngành Thanh tra (23-11-1945 – 23-11-2018).
 
tt
Chánh Thanh tra tỉnh Nguyễn Minh Huấn phát biểu tại hội nghị.
 
Tại hội nghị, các đại biểu đã cùng nhau ôn lại quá trình hình thành, phát triển của ngành Thanh tra Việt Nam và Thanh tra tỉnh. Trải qua 42 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay ngành Thanh tra tỉnh đã có một hệ thống tổ chức khá hoàn chỉnh gồm 32 cơ quan với tổng số 247 cán bộ, công chức, người lao động. Chỉ tính riêng giai đoạn từ 2013 – 2018, ngành Thanh tra tỉnh đã triển khai 1.580 cuộc thanh tra hành chính và 11.021 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Tiếp nhận và xử lý trên 29.000 đơn thư. Qua đó, phát hiện nhiều sai phạm về kinh tế với tổng số tiền hơn 234 triệu đồng (trong đó đã kiến nghị thu hồi nộp Ngân sách Nhà nước hơn 74 triệu đồng, xử lý vi phạm hành chính gần 47 triệu đồng), trả lại cho tập thể và cá nhân gần 6 tỷ 500 triệu đồng, gần 159.000 m 2 đất.
 
tt
Các đại biểu tham dự hội nghị.
 
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Minh Huấn, Chánh Thanh tra tỉnh đã ghi nhận những thành tích, đóng góp quan trọng của ngành Thanh tra tỉnh trong thời gian qua. Đồng thời, yêu cầu các cán bộ trong ngành tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới tư duy, góp phần xây dựng ngành Thanh tra trưởng thành về mọi mặt, xứng đáng với niềm tin của Đảng và nhân dân.
 
tt
Đồng chí Nguyễn Minh Huấn, Chánh Thanh tra tỉnh tặng Giấy khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong năm 2018. 
 
Nhân dịp này, Thanh tra tỉnh đã tặng Giấy khen cho 7 tập thể và 34 cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2018.
 
Cũng tại hội nghị, các đại biểu đã được phổ biến những điểm mới của Luật Tố cáo năm 2018.
Như Quỳnh
 
 
 
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.