Multimedia Đọc Báo in

Sai phạm trong lĩnh vực giá có thể bị xử lý hình sự

18:50, 27/03/2011
Trong buổi họp mới đây của Bộ Công Thương bàn về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề quản lý giá, trong đó có việc xử lý hình sự với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực giá cả.

Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục quản lý giá (Bộ Công Thương) cho rằng, giá chỉ là phần ngọn, còn phần gốc, nguyên nhân căn cơ của lạm phát là tiền nhiều hơn hàng. Tổng dư nợ tín dụng gấp 1,2 GDP. Sâu xa hơn là nền kinh tế tăng trưởng trên vốn sử dụng không hiệu quả, sẽ khiến chi phí sản xuất gia tăng và sẽ tổng hợp vào giá, chứ bản thân giá không có đột biến.

Những giải pháp của Nghị quyết 11 là nhằm giải quyết gốc rễ vấn đề, để giảm tổng tiền. Cụ thể,  thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán khoảng 15-16%, giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng cho lĩnh vực bất động sản, chứng khoán. Đồng thời, thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách tập trung để đạt tăng thu 7-8% so với dự toán năm 2011; tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên của 9 tháng còn lại trong năm …
chịu t ác động
Mặt hàng thép, xi măng đều đang tăng giá mạnh

Hiện, Bộ Tài chính và các Bộ đang gấp rút hoàn thành sửa đổi Nghị định 169 về xử lý vi phạm trong lĩnh vực giá cả để trình lên Chính phủ ban hành. Theo đó, chế tài xử phạt sẽ được nâng lên và nhiều hành vi mới xuất hiện cũng được thể hiện như: nghị định cũ quy định mức phạt cao nhất chỉ là 30 triệu đồng đối với những trường hợp quá nghiêm trọng. Trong nghị định mới, không những chỉ phạt hành chính, mà còn có thể rút giấy phép kinh doanh. Nếu có dấu hiệu vi phạm hình sự thì sẽ chuyển qua xử lý hình sự.

Bộ Tài chính cũng tổ chức 14 đoàn đi kiểm tra các DN kinh doanh mặt hàng quan trọng để xem việc điều chỉnh giá xăng dầu và tỷ giá có tác động như thế nào, tránh tình trạng DN nào cũng kêu là tỉ giá lên nên phải điều chỉnh giá. Trước hết, tập trung kiểm tra những mặt hàng chịu tác động trực tiếp của việc điều chỉnh giá điện, xăng dầu như: thép, xi măng, thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, các địa phương sẽ tiếp tục kiểm soát cước vận tải, Bộ Y tế kiểm tra kê khai giá thuốc, Bộ Tài chính kiểm tra giá sữa…

H.H ( Tổng hợp)

Ý kiến bạn đọc