Multimedia Đọc Báo in

Thị trường cà phê tuần qua

21:35, 04/06/2012

Đầu tuần

Thị trường New York nghỉ lễ

Thị trường London giao dịch với phiên giá cà phê Robusta tiếp tục tăng nhẹ. Kỳ hạn giao tháng 7 có thêm 6 USD, tức tăng 0,27%, lên 2.247 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 9 cũng có thêm 10 USD, tức tăng 0,45%, lên 2.228 USD/tấn. Nguyên nhân tăng có từ nỗi lo lượng hàng Việt Nam xuống tàu giảm sút vì gần cạn kiệt trong khi hàng của Brazil và Indonesia cũng chưa dồi dào.

Giá cà phê nhân xô trong nước cũng tăng lên mức 43.700-43.800 đồng/kg, là mức giá kỷ lục tính từ đầu niên vụ đến nay. Một số nhà xuất khẩu cần hàng đã đẩy giá lên 44.000 đồng/kg và thu mua được một lượng hàng đáng kể.

Giữa tuần cho đến cuối tuần

Tại London, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 7 giảm tất cả 89 USD, tương đương giảm 3,96 %, xuống còn 2.158 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 9 giảm tất cả 85 USD, tương đương giảm 3,82 %, xuống còn 2.143 USD/tấn, là mức giá cà phê Robusta thấp nhất tuần

Giá cà phê nhân xô tại Tây nguyên quay về mốc 42.400-42.500 đồng/kg. Giá giảm mạnh khiến nhiều nông dân lo lắng vì họ chưa bán hàng mà vẫn kỳ vọng vào mức giá khả quan hơn.

Tính chung cả tuần, giá cà phê Robusta giao tháng 7 giảm 83 USD và giao tháng 9 giảm 75 USD, trong khi giá cà phê Arabica giao tháng 7 giảm 10,3 cent và giao tháng 9 giảm 10,4 cent. Đây là lý do khiến giá cà phê trong nước tuột khỏi mốc 44.000đ/kg và hiện chỉ dao động quanh mức 42.500đ/kg.

Niên vụ cà phê 2011 - 2012, sản lượng cà phê nước ta đạt hơn 1,3 triệu tấn, hiện đã xuất khẩu khoảng 900 ngàn tấn, số còn lại đang ở trong dân hoặc kho của các doanh nghiệp. Đây là điều kiện khá thuận lợi cho một số doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cà phê còn trụ lại trên địa bàn Tây Nguyên khi vẫn còn hàng và cũng không phải lo vốn nhiều để mua ồ ạt như các năm trước.

G.T (Tổng hợp)

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.