Multimedia Đọc Báo in

Người dân ngại tái canh cà phê vì chi phí lớn

16:24, 20/03/2013

Theo Sở NN&PTNT, từ nay đến năm 2020, mỗi năm toàn tỉnh có từ 7-8 ngàn ha cà phê già cỗi, năng suất thấp cần phải tái canh hoặc chuyển sang loại cây trồng khác.

Tái canh cà phê đang là vấn đề cấp thiết nhưng tiến độ triển khai rất chậm, nguyên nhân chính là do người dân thiếu vốn nên chưa quan tâm đầu tư tái canh. Theo tính toán, để tái canh 1ha cà phê cần đầu tư khoảng 150 triệu đồng cho các khâu cải tạo đất, mua cây giống, phân bón, công chăm sóc…; thời gian thực hiện 5 - 6 năm. Trong khoảng thời gian này, thu nhập của người dân bị sụt giảm, trong khi chi phí đầu tư cải tạo đất lại lớn nên họ còn do dự, chưa mạnh dạn triển khai.

Được biết, năm 2012 Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam kết hợp với Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Sở NN&PTNT tỉnh đầu tư hỗ trợ các huyện 1,6 tấn hạt cà phê lai đa dòng, hơn 75.000 bầu cà phê ghép để tái canh trên 2.000ha cà phê. Năm 2013, Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ nông dân tỉnh Dak Lak hơn 1,6 tấn hạt cà phê giống phục vụ tái canh.

Lê Ngọc


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.